Thúc Hà cổ trấn có gì hấp dẫn khách du lịch Lệ Giang?
Nếu Đại Nghiên cổ trấn là trấn cổ nhộn nhịp, thu hút phần lớn khách đi Tour Lệ Giang thì Thúc Hà cổ trấn gần đó lại yên bình, nhịp sống chậm rãi hơn. Cảnh vật nơi này mộng mơ, yên bình khiến khách du lịch Lệ Giang quên đi mọi muộn phiền trong cuộc sống bộn bề. Hãy cùng Kỳ Nghỉ Đông Dương khám phá trấn cổ này có gì hấp dẫn nhé!
Tour Lệ Giang từ Hà Nội Giá Rẻ Du Lịch Shangrila 2024
Tour Lệ Giang Đường Bay Giá Rẻ Du Lịch Shangri La 2024
Tour Lệ Giang Shangri La từ tp.HCM Giá Rẻ Đường Bay 2024
Hải Phòng - Côn Minh – Lệ Giang - ShangriLa
Thúc Hà cổ trấn ở đâu?
Nếu xuất phát từ Đại Nghiên cổ trấn – trấn cổ trung tâm mà khách du lịch Lệ Giang thường ghé tới thì bạn đi về phía Bắc, dọc theo đường đại lộ phía Đông tầm 4km, rồi đi thêm 3km là vào đến trung tâm của Thúc Hà cổ trấn (Shuhe guzhen/束河古镇). Vì nằm khá gần nhau, có thể đi bằng taxi, xe bus, tự thuê xe hoặc đi theo tour du lịch Lệ Giang nên bạn có thể đến Thúc Hà rồi trở về lại Lệ Giang cổ trấn ngay trong ngày.
Thúc Hà cổ trấn có lịch sử như nào?
Bảo tàng "Trà - Mã cổ đạo" - Nơi lưu dấu con đường trà - mã cổ qua trấn Thúc Hà
Thúc Hà cổ trấn cùng Bạch Sa cổ trấn từng là khu vực đông người dân tộc Nạp Tây (Naxi), được hình thành từ rất sớm, cũng là nơi sinh ra những thổ ty nhà họ Mộc – gia tộc cai quản thành Lệ Giang và sở hữu Mộc Phủ trong Lệ Giang cổ trấn. Giao thương ở đây đã từng rất phát triển vì nằm trên con đường Trà – Mã cổ giữa Trung Hoa và Tây Tạng. Tuy ngày nay, 2 trấn cổ này đều còn khá ít dân cư nhưng cảnh quan còn được bảo tồn khá tốt. Năm 1997, UNESCO đã công nhận Thúc Hà cổ trấn là một phần của di sản Thành cổ Lệ Giang. Ít người nên không khí ở đây cũng bình lặng, nhẹ nhàng, thích hợp đối với du khách Tour Trung Quốc muốn đến Lệ Giang “trốn” khỏi đô thị náo nhiệt một vài ngày.
Thúc Hà cổ trấn có cảnh gì hấp dẫn?
Thúc Hà trong tiếng Nạp Tây có nghĩa là ‘ngôi làng dưới chân núi’. Thế của trấn cổ này ‘tựa núi tựa sông’, nhà cửa dân cư đông đúc, lại gần những thửa ruộng bậc thang, phía Bắc nhìn ra núi tuyết Ngọc Long, phía Đông Nam hướng núi Tượng Sơn. Bốn mùa nơi này đều thay đổi rõ rệt, đều là ‘phong cảnh thi vị của chốn nhân gian’. Trong trấn Thúc Hà có đầm nước được gọi là ‘Cửu Đỉnh Long Đàm’ hay còn được gọi là ‘Long Tuyền’ (Suối Rồng) quanh năm xanh ngọc, tĩnh lặng. Hầu hết nước chảy qua Thúc Hà đều chảy từ đầm này, phục vụ cho sinh hoạt của người dân, cũng như là biểu tượng người ta nghĩ ngay đến đầu tiên khi nói về trấn cổ này.
Nơi này có 8 cảnh đẹp được lưu truyền từ xa xưa, được gọi chung là ‘Thúc Hà Bát Cảnh’. Ấy là ‘Dạ Thị Huỳnh Hỏa’ (chợ đêm đom đóm), ‘Tuyết Sơn đảo ảnh’ (núi Tuyết phản chiếu), ‘Ngư thủy thân nhân’ (Cá nước yêu người), ‘Long Môn vọng nguyệt’ (Ngắm trăng bên suối Rồng), ‘Tây sơn hồng diệp’ (Lá đỏ núi phía Tây), ‘Thạch liên dạ thoại’ (Đọc sách đêm trên núi Thạch Liên), ‘Yên liễu bình kiều’ (Đứng trên cầu ngắm liễu rủ tựa sương khói) và ‘Đoạn bia gõ âm’ (Tấm bia phát ra âm thanh). Cụ thể thì đó là những cảnh tượng như nào? Hãy cùng Kỳ Nghỉ Đông Dương “xuyên không” bằng một chuyến tour Lệ Giang “ảo” trước nhé!
Đứng trên cầu ngắm liễu rủ tựa sương khói
Trấn Thúc Hà thanh bình này có rất nhiều địa điểm để khách tour Lệ Giang giá rẻ lựa chọn tham quan. Đầu tiên là Cầu Thanh Long hay còn gọi là cầu Rồng Xanh. Cây cầu này có tuổi thọ hơn 400 năm, được xây vào thời nhà Minh. Chiều rộng của cầu Thanh Long chỉ tầm 4,5m, dài 25m, vắt ngang con sông chảy quanh trấn. Từ loại đá xây nên cầu, các nhà khảo cổ cho rằng đây là một trong những cây cầu có tuổi đời cổ nhất ở Lệ Giang, đủ để thấy trong quá khứ, Thúc Hà đã có giá trị văn hóa kinh tế như nào.
Cầu Thanh Long trải qua nhiều thăng trầm, mưa gió cùng trấn cổ, mặt cầu đã loang lổ những ‘đốm đồi mồi’ già nua nhưng mất đi vẻ trang nghiêm, oai hùng một thời. Đứng trên cầu ngắm liễu rủ đung đưa theo gió, khiến lòng lữ khách tĩnh lặng lạ thường, ấy là cảnh “yên liễu bình kiều” trong 8 cảnh đẹp Thúc Hà.
Chợ đêm đom đóm
Ở Đại Nghiên cổ trấn có trung tâm là phố Tứ Phương thì ở Thúc Hà cổ trấn cũng có con phố như vậy. Đây là con phố nhỏ tầm 30 mét vuông, có 4 đường ngách thông ra tứ phương tám hướng, ở giữa phố là hồ nước chảy trong xanh. Xưa kia, ở đây có khu chợ đêm, mọi người đi chơi, ăn uống xong thường đi dạo bên hồ, cầm theo đuốc soi đường. Ánh đuốc soi xuống dòng sông lấp lánh như đom đóm, tạo nên khung cảnh ‘Dạ Thị Huỳnh Hỏa’ (chợ đêm đom đóm). Ngày nay tuy không còn cảnh cầm đuốc nữa nhưng khi trấn cổ về đêm, người ta bật những đèn lồng đỏ hay đèn điện soi bóng xuống mặt hồ cũng tạo thành cảnh đẹp tương tự, khiến khách đi tour du lịch Lệ Giang chỉ muốn ở lại đây qua đêm.
Núi tuyết phản chiếu – Tấm bia phát ra âm thanh - Cá nước yêu người
Long Tuyền (Longtan/suối Rồng) hay còn gọi là Cửu Đỉnh Long Đàm (Jiuding Longtan) chính là đầm nước nguồn trong trấn. Nước đầm quanh năm trong vắt, soi bóng hàng liễu, hàng cây cổ thụ bên hồ. Cả hình ảnh Núi Tuyết Ngọc Long cũng phản chiếu trên đó, tạo thành cảnh đẹp ‘Tuyết Sơn Đảo Ảnh’ – Núi tuyết phản chiếu.
Gần hồ còn có một tấm bia vỡ, không rõ đã có ở đó từ bao giờ. Nếu lấy đá đập lên tấm bia, nó sẽ phát ra âm thanh trong trẻo, rõ ràng, được người dân gọi là ‘Đoạn Bia Gõ Âm’ (Tấm bia phát ra âm thanh) trong tám cảnh đẹp Thúc Hà. Thế nhưng để bảo vệ cảnh quan này, hiện giờ khách du lịch Lệ Giang chỉ được nhìn chứ không được trải nghiệm gõ lên tấm bia nữa.
Ở những đoạn đầm có nhiều cá, bạn còn có thể mua mồi cho chúng ăn. Cá nhảy lao xao mặt đầm, nước tỏa gợn sóng, tạo thành cảnh đẹp ‘Ngư thủy thân nhân’ (Cá nước yêu người).
Ngắm trăng bên suối Rồng
Đầm nước bên cung Tam Thánh
Nằm ở cuối đầm Long Tuyền là cung Tam Thánh. Đây là ngôi đền đạo Phật được xây dựng từ thời nhà Thanh. Đền ở phía Tây thờ Quan Âm Bồ Tát, phía Bắc thờ thần Rồng, phía Nam thì thờ nhà quân sự tài ba Tôn Tẫn. Trong truyền thuyết, Tôn Tẫn đã phát minh ra giày da ở Trung Quốc nên được tôn làm ông tổ nghề giày da. Thúc Hà cổ trấn là quê hương của những người thợ làm giày da nên họ lập nên đền thờ này thờ ông tổ nghề của mình.
Tòa nhà phía Đông của cung Tam Thánh nhìn thẳng ra mặt đầm, có hành lang để mọi người có thể đứng ngắm cảnh. Đặc biệt trong những đêm trăng, khung cảnh nơi này cực kỳ thơ mộng, tạo nên ‘Long Môn vọng nguyệt’ – cảnh ngắm trăng bên suối Rồng trong số những cảnh đẹp Thúc Hà, thu hút du khách chọn tour Lệ Giang máy bay đến đây thưởng thức.
Cung Tam Thánh
Lá đỏ núi phía Tây
Ngọn núi ở phía Tây trấn Thúc Hà có nhiều cây lớn. Mỗi độ thu về, lá cây chuyển sang màu đỏ tươi, óng ánh giữa nắng trời thu, tạo nên cảm giác vui tươi nhưng cũng mang chút man mác buồn, xao xuyến lòng người. Người dân ở đây gọi là ‘Tây Sơn Hồng Diệp’ (Lá đỏ núi phía Tây).
Đọc sách đêm trên núi Thạch Liên
Đường lên núi Thạch Liên
Thúc Hà cổ trấn là điểm đến lý tưởng cho du khách đi tour Lệ Giang. Không náo nhiệt, không ồn ã, chỉ có cảnh đẹp tĩnh lặng như Kỳ Nghỉ Đông Dương đã kể trên, cùng những con người mộc mạc, thân thiện. Đến đây du khách sẽ cảm thấy chuyến hành trình của mình hoàn hảo hơn rất nhiều đấy! Kỳ nghỉ tới, hãy để Kỳ Nghỉ Đông Dương làm Visa Trung Quốc thật nhanh và sắp xếp chuyến đi ưng ý đến Thúc Hà cổ trấn cho bạn nhé!