Mộc Châu có lễ hội gì hay ho?
Du lịch Mộc Châu ngoài thăm quan các địa điểm đẹp và thưởng thức những món đặc sản nơi đây thì bạn cũng không thể bỏ lỡ những lễ hội độc đáo đậm nét văn hóa dân tộc của người dân Tây Bắc. Hãy cùng chúng tôi xem nơi đây có những lễ hội nào đặc biệt, diễn ra khi nào trước khi chọn một Tour Mộc Châu vào thời điểm đó nhé!
Tour Mộc Châu từ Hà Nội Giá Rẻ Du Lịch Mai Châu 2024
Tour Du Lịch Sapa 2 Ngày 1 Đêm Giá Rẻ từ Hà Nội, tp.HCM Ks 3*4*5*
Tour Mù Cang Chải từ Hà Nội Giá Rẻ Du lịch 2024
1. Lễ hội Hết Chá
Địa điểm: Bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu.
Thời gian lễ hội: Tổ chức hàng năm vào ngày 25-26/3.
Lễ hội Hết Chá là một lễ hội truyền thống của người Thái được tổ chức hàng năm để tỏ lòng tôn kính đến với những vị thầy mo, thầy cúng đã chữa bệnh cho họ. Các nghi thức, nghi lễ trong lễ hội thường được những hộ gia đình hay các cá nhân có điều kiện thay phiên nhau đứng ra tổ chức hàng năm. Những người này được gọi là chủ tế, phải chuẩn bị đầy đủ mọi thứ và mời ba vị thầy mo khấn mời thần linh về đây dự hội.
Lễ hội được chia thành hai phần, phần một là để cho những người con nuôi nhận thầy mo làm cha cứu chữa rồi họ tỏ lòng kính trọng và biết ơn với những thầy mo, được coi là đại diện cho thần linh đã cứu giúp cho sự sống của mình. Phần hai là phần hoạt động được rất nhiều người mong chờ bao gồm các điệu nhảy đặc sắc, các trò chơi dân gian thể hiện đầy đủ nhất những nét văn hóa vùng cao đầy sức sống trước các thế lực siêu nhiên và thiên nhiên hùng vĩ. Du khách tour Mộc Châu từ Hà Nội có thể ghé qua lễ hội khi tham quan rừng thông Bản Áng.
2. Lễ hội Hoa Ban
Địa điểm: Xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ.
Thời gian tổ chức: tổ chức hàng năm vào tháng 2 âm lịch.
Lễ hội Hoa Ban hay còn gọi là lễ hội Xên Mường, là lễ hội cầu mưa, cầu phúc cho bản, mường của đồng bào dân tộc Thái. Lễ hội thường được tổ chức vào mùng 5 tháng 2 âm lịch, khi hoa ban đã bắt đầu vào mùa nở trắng cả núi rừng Tây Bắc. Hoa ban theo đồng bào dân tộc người Thái là loài hoa biểu thị cho sự trinh trắng của người thiếu nữ Thái và tình yêu đôi lứa thủy chung.
Hoa bạn Mộc Châu
Trong thời gian diễn ra lễ hội, khách du lịch Mộc Châu sẽ thấy tiếng chiêng, trống sẽ không ngừng vang lên khắp núi rừng Tây Bắc. Lúc này, bếp ở các nhà sàn sẽ bắt đầu thổi lửa luộc gà, đồ xôi, thái măng, mổ lợn. Những vò rượu cần lớn nhỏ sẽ được bê ra và chuẩn bị đãi khách. Các chàng trai, cô gái Thái trong những bộ trang phục truyền thống đẹp đẽ, chỉnh tề sẽ rủ nhau lên rừng để hái hoa ban nở mang về biếu bố mẹ và tặng người mình yêu.
3. Tết Xíp Xí của Người Thái
Thời gian tổ chức: 14/7 âm lịch hàng năm.
Vào thời điểm Tết Xíp Xí, gia đình nào cũng sẽ chuẩn bị một con vịt để cúng cầu cho các thành viên trong gia đình được mạnh khỏe, bình yên, mùa màng bội thu. Theo tục lệ của người Thái và các nhóm dân tộc ngôn ngữ Tày - Thái, trong mâm lễ cúng buộc phải có thịt vit. Bởi theo quan niệm, vịt là giống ở nước, nước sẽ theo con vịt cuốn đi những rủi ro, khó khăn và cái xấu, cái hạn đi.
4. Lễ hội Cầu Mưa
Địa điểm: bản Nà Bó I, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu.
Thời gian: 15 tháng 2 âm lịch hàng năm.
Trong quan niệm tâm linh của người dân tại Mộc Châu, ông trời thường được gọi là Ông Then. Lễ hội Cầu Mưa là dịp người dân thể hiện lòng thành kính với Ông Then và cầu cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa. Trong lễ hội, các nghi thức tế, cầu sẽ do thầy mo đảm nhiệm.
Những lời khấn, lời thỉnh cầu của dân bản cũng sẽ thông qua thầy mo. Tương truyền, có một người phụ nữ góa chồng đã hi sinh để cầu mưa cho người dân bản nên hàng năm, mỗi mùa lễ hội, luôn có một bà góa theo sau thầy mo để đi lấy nước. Sau phần lễ, khách tour du lịch Mộc Châu có thể tham gia phần hội. Bà con bắt đầu chơi hội, múa xòe, ném giao duyên, chơi Tó Má Lẹ, thi bắn nỏ… để ăn mừng Ông Then đã đồng ý cho mưa.
5. Ngày hội hái quả Mộc Châu
Địa điểm: bản Nà Ka, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu.
Thời gian diễn ra: Trung tuần tháng 5 hàng năm.
Ngày hội được tổ chức nhằm tôn vinh các sản phẩm mận hậu của Mộc Châu đồng thời quảng bá và thu hút khách du lịch tới thăm. Nếu bạn tới Mộc Châu vào thời điểm này thì đừng bỏ lỡ ngày hội này bởi bạn sẽ được tham gia vào các hoạt động thu hái, chế biến mận hơn nữa còn được thưởng thức mận miễn phí, một đặc sản không thể bỏ qua của Mộc Châu. Ngoài ra, trước thời điểm hái quả thì khi hoa mận nở vào tầm tháng 2 - tháng 3 ở thung lũng mận Nà Ka cũng khiến du khách muốn xách ba lô lên và đi ngay.
6. Tết độc lập ở Mộc Châu
Địa điểm: Trung tâm huyện Mộc Châu và Vân Hồ cùng các xã lân cận.
Thời gian diễn ra: 28-8 đến 2-9 hàng năm.
Đối với người Mông, có hai lễ hội quan trọng trong năm là tết cổ truyền và tết độc lập 2/9. Bắt đầu từ những năm 1950, tết độc lập của người Mông thể hiện lòng biết ơn với Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại cuộc sống độc lập tự do, ấm no và hạnh phúc cho họ. Lễ hội không chỉ thu hút đồng bào các dân tộc khác tham gia mà còn có cả du khách trong và ngoài nước cùng đến đây hòa chung bầu không khí tươi vui cùng các hoạt động, trò chơi thú vị. Đây cũng là dịp để khách đi tour Mộc Châu 2 ngày 1 đêm được trải nghiệm và khám các nền văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tây Bắc.
7. Tết sớm của Người Mông
Địa điểm: Các bản có người Mông sinh sống.
Thời gian tổ chức: trước thời điểm tết âm lịch của người Kinh một tháng, thường niên.
Vào những ngày này, người dân nơi đây thường có những hoạt động vui chơi hết sức thú vị như uống rượu, thổi kèn, đấu vật… Đây cũng là thời điểm mà các chàng trai, cô gái tìm người yêu. Nếu như trong mâm cỗ tết của người Kinh không thể thiếu bánh chưng, bánh tét thì tết của người Mông phải có bánh dày. Chính vì vậy, nhà nhà trong những ngày cận tết đều diễn ra các hoạt động giã bánh dày. Người Mông không đón giao thừa mà quan niệm tiếng gà gáy đầu tiên của sáng sớm mùng một mới là mốc đánh dấu bắt đầu một năm mới. Vào ngày này, đàn ông dậy làm hết mọi việc thay phụ nữ, từ cho lợn gà ăn đến nấu cơm… Người Mông quan niệm, con trai là trụ cột gia đình nên tất cả mọi việc trong gia đình phải chịu trách nhiệm để giữ được truyền thống cho cả năm.