Yên Tử - Đường tới đất Phật
Núi Yên Tử nổi tiếng không chỉ bởi tính lịch sử mà còn nổi tiếng bởi sự linh thiêng, thanh tịnh nơi cõi phật. Nơi đây còn có hệ thống thực vật phong phú, đa dạng được nhà nước công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên. Chính vì vậy, theo một Tour Yên Tử, chúng ta không chỉ đi Du lịch tâm linh, thể hiện sự thành kính trước cửa Phật, mà đây cũng là cơ hội để ta hòa mình vào thiên nhiên, tìm lại sự cân bằng cho chính mình.
Tour Yên Tử - Tour Chùa Ba Vàng Giá Rẻ 1 Ngày Du lịch 2024
Tour Tam Chúc 1 Ngày - Chùa Tam Chúc 2024 Mới Lạ
Tour Chùa Hương Động Hương Tích 1 Ngày 2024
Tour Chùa Bái Đính Du lịch Tràng An - Ninh Bình 2024
Tour Tây Yên Tử - Chùa Vĩnh Nghiêm - Thiền Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng
Yên Tử trở thành trung tâm Phật Giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vị khoác lên mình áo cà sa bước vào con đường tu tập, trở thành người con của Phật. Cũng chính từ đây mà dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử được ra đời. Năm 2008, Yên Tử trở thành một trong những thắng tích Phật giáo cho các đại biểu tham dự đại lễ phật đản thế giới lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam đến tham quan, chiêm bái.
Lễ hội chùa Yên Tử
Lễ hội chùa Yên Tử được tổ chức hàng năm từ ngày 10 tháng giêng cho đến hết tháng ba âm lịch. Du khách tour du lịch tâm linh thường đến vào dịp này để cầu tài, cầu lộc. Sau phần nghi lễ chính được tổ chức ở chân núi Yên Tử thì phần tiếp theo là cuộc hành hương của hàng vạn người đến với chùa Đồng nằm ở đỉnh núi. Nhiều người đến với mục đích cầu tài lộc, cầu may mắn vạn sự như ý nhưng cũng có nhiều người đến để thay đổi không khí, tách mình khỏi thế giới trần tục, đắm mình trước thiên nhiên hùng vĩ.
Thời gian thích hợp để đi Yên Tử
Suối Giải Oan
Thời điểm lý tưởng để tham gia lễ hội Yên Tử là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Lúc này là lúc chính hội nên vô cùng đông đúc, sôi động. Dù rất đông người nhưng bù lại, khách du lịch Yên Tử có thể tham gia được nhiều các hoạt động lễ hội đầu năm đặc sắc chỉ có tại nơi đây.
Nếu bạn là người ưa thích sự tĩnh lặng và muốn thong thả ngắm cảnh thì hãy đi vào những thời điểm khác, tránh thời gian lễ hội diễn ra. Những ngày này, Yên Tử thường trở nên vắng vẻ hơn, không gian yên tĩnh và vô cùng trong lành. Bạn có thể tha hồ tận hưởng cảnh quan cùng những nét đẹp của nơi đây.
Các điểm tham quan Yên Tử
Chùa Trình
Ngôi chùa còn có tên gọi khác là chùa Bí Thượng bởi chùa tọa lạc trên một sườn đồi thuộc làng Bí Thượng hiện nay là khu Bí Thượng thuộc Phường Phương Đông, thành phố Uông Bí. Chùa Trình xưa được xây dựng vào thời Hậu Lê với quy mô kiến trúc kiểu chữ Nhất cùng diện tích đạt gần 20m2. Trải qua nhiều lần tàn phá và được trùng tu lại, chùa được xây sửa khang trang lại. Đây cũng là nơi mà các phật tử, du khách tour Yên Tử đều ghé thăm đầu tiên trước khi tới Yên Tử.
Chùa Cầm Thực
Tương truyền, hơn 700 năm trước vua Trần Nhân Tông cùng đệ tử Bảo Sái sau khi xuống Suối Tắm gột sạch bụi trần để tiếp tục hành trình lên Yên Tử. Đến trưa, Bảo Sái mở túi lấy cơm chay mời thầy dùng bữa thì mới nhớ ra xuất ăn của hai thầy trò đã được dùng để bố thí cho người hành khất ở Cửa Ngăn. Nên hai thầy trò đã vui vẻ uống nước suối thay cơm rồi nghỉ trưa trên núi này. Để ghi nhớ sự tích trên, người ta đã xây dựng chùa và đặt tên là Cầm Thực có nghĩa là “không ăn” nhằm khắc ghi đức hạnh bố thí, cứu độ chúng sinh của vua Trần Nhân Tông và đệ tử Bảo Sái.
Chùa Lân - Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Người đời thường biết đến Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử là chùa Lân nhưng ít ai biết rằng chùa có tên chữ là Long Động Tự. Đây là nơi tu học của các nhà sư và các tu sĩ. Hiểu nôm na rằng đây là trường đại học dành cho các quý thầy, tăng ni và các phật tử. Nơi đây không phải là nơi thờ cúng nhưng bạn vẫn có thể ghé vào thăm quan trước khi bước vào hành trình leo núi. Vua Trần Nhân Tông đã cho tôn tạo lại nơi đây vào năm 1293, xây dựng chùa trở thành một nơi khang trang, lộng lẫy. Ba vị tổ sư Trúc Lâm của thiền viện bao gồm Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Đây cũng là nơi ba vị thường tới thuyết pháp, giảng kinh. Xưa kia, nơi đây là một trong những ngôi chùa quan trọng bậc nhất thuộc hệ thống chùa tháp của thiền phái Trúc Lâm.
Chùa Giải Oan
Được xây dựng vào dưới thời của vị tổ sư thứ hai của thiền phái Trúc Lâm, Pháp Loa. Chùa được xây dựng trên nền móng của ngôi chùa cũ thời Trần. Đây là nơi lập đàn giải oan cho các Cung Tần Mỹ Nữ. Chùa được trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Năm 2010, nhà thờ tổ được khởi công xây dựng phía bên trái của chùa theo lối kiến trúc hình chữ Nhất, bên trong bài trí thờ Tam Tổ Trúc Lâm, Tổ Bồ Đề Đạt Ma và Tổ Chùa. Trước chùa là dòng suối Giải Oan. Cảnh trí nơi đây sơn thủy hữu tình chắc chắn sẽ khiến tâm hồn khách du lịch Yên Tử trở nên thư thái, tĩnh tại.
Ngoài những địa điểm trên, Yên Tử còn rất nhiều địa điểm để du khách có thể thăm quan, khám phá như Tháp Huệ Quang, nơi cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông, Chùa Hoa Yên, chùa trung tâm và cũng là chùa lớn nhất khu di tích Yên Tử. Hay chùa Một Mái thờ Phật Quán Thế Âm...
Lưu ý khi đi Yên Tử
- Khi đi bất kì nơi đâu, tiền luôn là vật bất ly thân và luôn cần phải sử dụng tới. Tuy nhiên, bạn không nên mang theo quá nhiều mà chỉ mang vừa đủ tiêu vì khi đông người, rất dễ bị kẻ gian móc túi.
- Đường lên Yên Tử khá dài nên bạn hãy chú ý đi những đôi giày thể thao hoặc giày đế bằng để tiện di chuyển và leo núi.
- Chú ý mặc quần áo ngay ngắn, tránh phản cảm bời đây là nơi linh thiêng, quy định nghiêm ngặt về trang phục và cách ăn mặc. Hãy mặc những trang phục gọn nhẹ, đủ ấm. Tốt nhất nên mang áo khoác nhẹ để có thể dùng bất cứ khi nào.
- Bên cạnh đó, bạn hãy tự chủ động mang theo ít đồ ăn, nước uống cho cuộc hành trình bởi giá đồ ăn nước uống dọc đường khá là đắt so với mặt bằng chung.