Trải nghiệm cuối tuần tới Yên Tử thanh tịnh bình yên
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là điểm nổi tiếng trong các Tour du lịch tâm linh. Cứ mỗi dịp cuối tuần, nơi này lại tấp nập du khách thập phương đến hành lễ. Vậy có gì thu hút ở quần thể danh thắng Yên Tử? Hãy cùng chúng tôi theo một chuyến Tour Yên Tử về với nơi này nhé!
Tour Yên Tử - Tour Chùa Ba Vàng Giá Rẻ 1 Ngày Du lịch 2024
Tour Tây Yên Tử - Chùa Vĩnh Nghiêm - Thiền Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng
Quần thể Di tích và danh thắng Yên Tử
Quần thể di tích và danh thắng Yên tử bao gồm các di tích lịch sử của nhà Trần và thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam. Hành trình tour du lịch tâm linh sẽ đưa khách du lịch tới khu di tích và danh thắng Đông Yên Tử, khu di tích lịch sử nhà Trần, khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử, khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc. Các di tích này nằm trên địa phận 3 tỉnh: Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh.
Chùa Đồng Yên Tử
Khu di sản Yên Tử là vùng núi cao thuộc cánh cung Đông Triều với độ cao trung bình trên 600m, đỉnh Yên Tử cao nhất với độ cao 1.068m so với mực nước biển. Vùng núi này là thắng cảnh thiên nhiên với nhiều giống loài động vật, thực vật từ thời nhà Trần và còn được gọi là “Đất tổ Phật giáo Trúc Lâm Việt Nam.”
Đầu tiên phải kể đến từ trước Công nguyên, một đạo sỹ tên An Kỳ Sinh đã đến đây tu hành và đắc đạo, sau đó lập ra chùa Yên Tử. Từ đó nhiều tăng ni Phật tử tìm đến và bắt đầu tu hành, xây dựng chùa tháp ở đây. Tiếp đó từ thời Trần (1226-1400), Yên Tử được xây dựng thành Quần thể kiến trúc chùa, tháp quy mô to lớn. Nhất là khi Trần Cảnh (vua Trần Thái Tông) bỏ lên Yên Tử vì từ chối phải bỏ vợ là Lý Chiêu Hoàng và bị Trần Thủ Độ ép cưới chị dâu. Ông đã bỏ lên Yên Tử đi tu năm 1236 sau đó bị ép về lại làm vua, nhưng từ đây các đời vua Trần bắt đầu phát triển Phật giáo và đi tu nhiều hơn. Vào lúc triều đại nhà Trần đang hưng thịnh, vua Trần Nhân Tông - người từng đánh thắng 2 trận đánh với quân Nguyên - Mông đã nhường ngôi cho con và lên Yên Tử tu hành. Năm 1299, ông chính thức thành lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Khu di tích lịch sử nhà Trần
Chùa Quỳnh Lâm
Như đã kể trên, nhà Trần có công lớn trong việc góp phần xây dựng Phật giáo và Thiền viện trúc lâm tại Việt Nam, cụ thể ở Yên Tử. Vốn dĩ theo gia phả họ Trần thì tổ tiên nhà Trần vốn sinh ra và chết đi đều về Yên Sinh, huyện Đông Triều. Do đó khi con cháu nhà Trần lên làm vua cũng đã về đất tổ để xây lăng mộ, đền, miếu, chùa, tháp. Có thể nói: nhắc đến Đông Triều là nhắc đến khu lăng mộ các vua Trần cùng hệ thống chùa liên quan trực tiếp tới Trần Nhân Tông. Như: Am - chùa Ngọa Vân là nơi Trần Nhân Tông tới để tu thiền. Sau khi ngài chết thì các thế hệ sau mới xây thêm nhiều công trình Phật giáo khác.
Khách tour du lịch Yên Tử sẽ được tới thăm chùa Quỳnh Lâm, vốn là ngôi chùa được xây dựng khang trang và là trung tâm Phật giáo lớn nhất cả nước trong thời nhà Trần. Đây còn là nơi trung tâm đào tạo, giảng dạy của Thiền phái Trúc Lâm.
Ngải Sơn Lăng
Bên cạnh 2 ngôi chùa nổi bật trên cùng các chùa nhỏ rải rác làm chốn tu hành của các vị tăng ni, khu di tích lịch sử nhà Trần chủ yếu là lăng mộ của triều Trần: bao gồm Lăng Tư Phúc thờ Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông. Thái Lăng thờ vua Trần Anh Tông. Mục Lăng, Ngải Sơn Lăng, Phụ Sơn Lăng… đều là các lăng mộ của các vị vua nhà Trần đời sau.
Khu di tích Tây Yên Tử
Khu di tích Tây Yên Tử bao gồm Khu bảo tồn thiên nhiên và các điểm di tích xây dựng thời Lý - Trần. Bao gồm: Chùa Vĩnh Nghiêm, Am Vãi, Hồ Bắc, Bình Long, suối Mỡ….Nổi bật nhất là chùa Vĩnh Nghiêm. Chùa này là trung tâm, chốn tổ và có hệ thống tượng Phật phong phú trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Tương truyền cả 3 vị Tổ của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang) đều lấy chùa Vĩnh Nghiêm làm Trung tâm truyền bá Phật pháp của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Vậy nên khi du lịch Yên Tử đừng bỏ qua điểm đến này nhé.
Khu di tích Đông Yên Tử
Chùa Giải Oan
Khu di tích Đông Yên Tử cũng có rất nhiều chùa, am nhưng lại được xây dựng từ thời Lý. Khách đi tour Yên Tử có thể so sánh các công trình kiến trúc giữa 2 triều đại để cảm nhận sự khác biệt trong nét văn hóa nghệ thuật nơi đây. Nổi bật nhất trong khu di tích Đông Yên Tử là chùa Giải Oan. Tương truyền khi Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia, các cung tần mỹ nữ tìm đến can ngăn vua nhưng không được nên đã nhảy xuống suối tự vẫn. Sau đó vua đã lập đàn cúng giải oan cho linh hồn họ.
Suối Giải Oan
Nơi đây còn có chùa Hoa Yên: cũng là một ngôi chùa quan trọng trong hệ thống chùa Yên Tử. Vua Trần Nhân Tông đã dạy Thiền tông cho các đệ tử Pháp Loa và Huyền Quang, Bảo Sái, Pháp Không tại chùa này. Do ở độ cao 600m và có mây trắng lượn qua nên chùa có tên là Vân Yên (Vân là mây. Yên là khói).
Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc - Thanh Mai
Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc - Thanh Mai có 3 khu di tích nằm tách biệt với 3 tên gọi riêng. Trong đó khu Côn Sơn có chùa Côn Sơn, đền thờ Nguyễn Trãi, Am Bạch Vân, Ngũ nhạc linh từ và hồ, suối Côn Sơn.
Đền thờ Nguyễn Trãi
Khu Kiếp Bạc bao gồm đền Kiếp Bạc thờ anh hùng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Sinh Từ - cũng là nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương. Đền Nam Tào và Đền Bắc Đẩu thờ quan Nam Tào - Bắc Đẩu.
Khu Thanh Mai có chùa Thanh Mai được xây dựng để thờ Đệ nhị tổ dòng thiền Trúc Lâm là Pháp Loa Tôn Giả (1 trong 2 đồ đệ kế thừa của Trần Nhân Tông, người kia là Huyền Quang). Năm 1307 - khi ông 21 tuổi được Trần Nhân Tông nhận làm đồ đệ. Năm ông 23 tuổi được phong làm trụ trì tổ thứ 2 của Thiền phái Trúc Lâm. Đến năm 1330 thì ông qua đời, vua Trần hạ lệnh xuất 10 lạng vàng xây Viên Thông Bảo Tháp tại chùa Thanh Mai và để thờ ông.
Chùa Thanh Mai
Để đi hết các quần thể danh thắng Yên Tử mất rất nhiều thời gian và công sức. Bạn có thể đặt tour du lịch Yên Tử để có xe đưa đón cùng với hướng dẫn viên chuyên nghiệp tư vấn lịch sử và các điểm đến tại Yên Tử với chi phí thấp nhất, nhằm có chuyên đi tiện lợi và vui vẻ nhất nhé.
(Nguồn ảnh: internet. Nếu bạn là tác giả ảnh, vui lòng liên hệ với website chúng tôi. Xin cảm ơn!)