Tháp Vạn Danh – Ngọn bút vẽ trên Phượng Hoàng Cổ Trấn (2024)
Tháp Vạn Danh (万名塔/Wanming Pagoda) được khách Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn ví như cây bút vẽ trên nền trời thành cổ. Tháp nằm ở đâu? Có gì đặc biệt? Cùng Kỳ Nghỉ Đông Dương tìm hiểu trước khi đi Tour Phượng Hoàng cổ trấn nhé!
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn tour Trương Gia Giới Du Lịch Giá Rẻ 2024
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn từ Hà Nội Máy Bay Giá Rẻ 2024
Hà Nội - Trương Gia Giới - Phượng Hoàng Cổ Trấn Máy Bay
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới Đường Bộ 2024
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới từ HCM 5N4Đ 2024
HCM - Trùng Khánh – Trương Gia Giới – Phượng Hoàng cổ trấn 6N5Đ
Tháp Vạn Danh ở đâu?
Vị trí Vạn Thọ Cung (gần cầu Hồng)
Vạn Danh Tháp nằm về hướng hạ lưu sông Đà Giang, dưới chân núi Thanh Long, một bên tháp nhìn ra Vạn Thọ Cung, một phía nhìn ra cầu Hồng Kiều và cầu Phong Kiều trên dòng Đà Giang.
Nơi tháp được xây dựng từng là lò đốt giấy và thư pháp từ thời Gia Khánh – nhà Thanh. Tới năm 1985, họa sĩ nổi tiếng Hoàng Vĩnh Ngọc đã đề xuất xây dựng ngọn tháp này. Ông là người xuất thân từ Phượng Hoàng Cổ Trấn, cũng chính là người thiết kế nên 4 cây cầu nổi tiếng ở đây mang tên “Tuyết – Vũ – Vụ – Phong” mà khách Tour Trung Quốc tới đây luôn mong được ghé thăm. Năm 1988, tháp đã được hoàn thành. Do quần chúng và chính phủ cùng tài trợ xây tháp nên được đặt tên là tháp Vạn Danh.
Cảm hứng từ tháp cũ
Tiền thân của tháp là một lò đốt giấy thư pháp được xây dựng vào thời Gia Khánh của nhà Thanh. Ban đầu tháp chỉ là một tháp gạch ba tầng hình lục giác cao 11 mét, ngang rộng tầm 1 mét. Phần dưới tháp có dải cát đỏ chạm khắc tinh xảo để xây móng, phần trên xây kín bằng gạch, có phần mái bằng đá hoa cương, đục lỗ để thoát khói.
Từng tầng tháp đều có ba mái hiên, sáu góc, trên mái tráng men nhiều màu. Thân tháp được quét vôi bột và trang trí bằng những bức vẽ sặc sỡ. Mặt hướng ra dòng Đà Giang là mặt trước. Tầng trên cùng của tháp được viết “Văn Quang Xạ Đấu” (Ánh sáng văn chương chiếu tới tận sao Bắc Đẩu), tầng giữa được viết "Trụ Cột Vững Vàng" , và tầng dưới được viết " Hàn Mặc Lưu Danh" (Nét mực còn lưu danh) .Người ta đốt giấy viết ở đây quanh năm. Tòa tháp nhỏ này từng rất tinh xảo và xinh đẹp, nhưng tiếc là nó đã bị phá hủy trong Cách mạng Văn hóa, chỉ còn lại đống đổ nát .
Tháp mới – Ngọn bút vẽ giữa trời Phượng Hoàng
Tháp mới này nằm ở hạ lưu sông Đà Giang, đối diện với cầu Hồng Kiều. Năm 1985, Hoàng Vĩnh Ngọc kêu gọi người dân địa phương quyên góp để xây dựng lại tòa nhà 7 tầng, chính quyền nhân dân quận Phượng Hoàng và mọi người đều hưởng ứng và tích cực tài trợ kinh phí. Nó được hoàn thành vào tháng 10 năm 1988 với chi phí 5.900 nhân dân tệ. Theo ý nguyện của người dân tài trợ cho việc xây dựng, tháp được đặt tên là “tháp Vạn Danh”.
Bên trong tòa tháp mới được lắp thêm đèn led, khiến tháp tỏa sáng lung linh trong đêm, hòa hợp cùng những chiếc đèn lồng đỏ ở hai bên bờ sông, tạo nên cảnh Phượng Hoàng cổ trấn về đêm khiến du khách luyến lưu. Bức tường bên trong của tòa tháp được bao phủ bởi những dòng chữ của khách Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn, và một số thậm chí còn nằm trên bức tường cao hơn hai mét.
Tháp mới được xây bằng gạch xanh, có 7 tầng, mỗi tầng có sáu góc tạo thành ngọn tháp hình lục giác rất tinh xảo và đẹp mắt, xung quanh mái hiên còn được treo chuông gió bằng đồng. Tháp cao đến 23m nên đứng từ xa bạn đã có thể tìm thấy được rồi. Thân tháp phản chiếu trong làn sóng xanh ngọc của sông Đà Giang, đung đưa, trông vô cùng duyên dáng và uyển chuyển .
Có gì tham quan xung quanh tháp Vạn Danh?
Như đã mô tả bên trên, tháp Vạn Danh nằm gần Hồng Kiều và Phong Kiều (cầu Hồng, cầu Gió) – chính là 2 trong số những cây cầu ở Phượng Hoàng cổ trấn nổi tiếng nhất.
Cầu Hồng Kiều là cây cầu cổ nhất ở Phượng Hoàng. Từ xa, cầu Hồng như một điểm nhấn, một lão niên giữa trấn cổ như đóng băng trong dòng thời gian. Cầu bao năm nay đã như một phần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người nơi đây. Không chỉ là một trong những tuyến cầu chính nối 2 bờ Đà Giang, cầu Hồng còn như điểm tựa tinh thần cho người dân, chỉ cần rảo bước đi dạo trên cầu, mọi muộn phiền sẽ tan biến.
Cầu Hồng
So với cầu Hồng, cầu Gió trông mảnh mai, mong manh hơn nhưng vẫn có nét quyết rũ riêng, đều hợp với cảnh vật trấn Phượng Hoàng. Trong mùa cao điểm, nếu cảm thấy đoạn cầu Tuyết phía trung tâm trấn hơi đông đúc và ồn ào, hãy thử đi xuống hạ lưu ngắm Hồng Kiều, Phong Kiều cùng tháp Vạn Danh nhé!
Phong Kiều
Bên bờ sông cạnh tháp Vạn Danh còn có Vạn Thọ Cung. Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật đồ sộ với hơn 20 cung điện và đình đền, nhà ở được thiết kế tỉ mỉ, đẹp mắt. Nơi này còn được gọi là hội quán Giang Tây, được xây dựng bởi những người Giang Tây đến Phượng Hoàng Cổ Trấn làm ăn vào những năm Càn Long thời nhà Thanh (1755).
Bên trong Cung Vạn Thọ
Trên đây là một vài thông tin sơ qua giúp bạn hình dung rõ hơn về ngọn tháp đặc biệt của trấn cổ này. Sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại, các Tour du lịch Phượng Hoàng cổ trấn cũng sắp được vận hành. Nếu kỳ nghỉ tới bạn muốn đến đây, hãy liên hệ trước với Kỳ Nghỉ Đông Dương để được tư vấn tour và làm Visa Trung Quốc thật nhanh nhé!
Ngọc Thúy
(Nguồn ảnh: Kỳ Nghỉ Đông Dương và các nguồn sưu tầm khác. Nếu bạn là tác giả ảnh, vui lòng liên hệ với website chúng tôi. Xin cảm ơn!)