Ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải đẹp đến như nào?
Nhắc đến Mù Cang Chải ở Yên Bái, Tây Bắc thì không thể không nhắc đến những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Hiện nay, tỉnh Yên Bái còn tổ chức Lễ hội ruộng bậc thang Mù Cang Chải vào tháng 9 hàng năm. Vậy ruộng bậc thang ở đây có điều gì đặc sắc? Hãy cùng chúng tôi ngắm nghía một chút trước khi xách ba lô lên và đi theo Tour Mù Cang Chải nhé!
Tour Mù Cang Chải từ tpHCM Hà Nội Giá Rẻ Du Lịch 2 Ngày 1 Đêm
Tour Du Lịch Sapa 2 Ngày 1 Đêm Giá Rẻ từ Hà Nội, tp.HCM Ks 3*4*5*
Tour Mù Cang Chải từ Hà Nội Giá Rẻ Du lịch 2024
Ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải
Ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải có ba xã: La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Zế Xu Phình đều được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp hạng là danh thắng quốc gia. Do đó ruộng bậc thang ở nơi đây được trải dài khắp ba xã với diện tích khoảng 2.200 ha và có khung cảnh vô cùng đẹp. Đặc biệt là mùa lúa chín. Vào tháng 9 nơi đây còn tổ chức lễ hội để thu hút khách du lịch nhằm phát triển kinh tế vùng đất nghèo nàn, hoang sơ này. Các tour Mù Cang Chải từ Hà Nội cũng khá rẻ và không tốn nhiều. Chi phí cho một tour gồm xe đi lại, khách sạn lưu trú, nhà hàng ăn uống và hướng dẫn viên đến các điểm du lịch.
Ruộng bậc thang trải dài giữa rừng núi xanh ngát luôn làm xiêu lòng du khách dừng chân đến nơi đây. Vào mùa lúa chín từ tháng 9 đến tháng 10, ruộng lúa thay áo sang màu vàng óng cực thích mắt. Mùi lúa chín thơm ngát khiến ai đi qua cũng phải ngước nhìn. Lễ hội ruộng bậc thang sẽ có hoạt động vào cuối tháng 9 với sự tham gia của các dân tộc tỉnh Tây Bắc mà chủ yếu là dân tộc Thái, Mông và dân tộc Kinh. Ngoài ra có thêm nhiều dân tộc nhỏ khác. Các dân tộc này sẽ lên sân khấu trình diễn tiết mục riêng của mình, đồng tời giới thiệu các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương.
Người dân tộc Mông chính là những người đầu tiên khai sinh ra ruộng bậc thang ở đây. Ruộng bậc thang nơi này còn được gọi là vân tay của trời, với những thửa ruộng như những đường vân tuyệt đẹp. Nếu không thể đi vào mùa lúa chín, khách đi du lịch Mù Cang Chải cũng có thể đến Mù Cang Chải sớm hơn vào tháng 6 đến tháng 9 để ngắm đồng lúa xanh đung đưa trong gió như những cung đàn cũng rất đẹp. Mù Cang Chải còn được bầu chọn vào top 10 ruộng bậc thang đẹp nhất Thế giới đấy.
Thung lũng Mường Lò
Tour du lịch Mù Cang Chải thường sẽ đưa bạn đến cả các địa điểm xung quanh khác như thung lũng Mường Lò và Cao Phạ. Đây được coi là một trong những điểm ngắm lúa đẹp nhất trên hành trình. Bởi Mường Lò có địa hình như một lòng chảo lớn bao trọn toàn bộ thị xã Nghĩa Lộ và các xã bên cạnh của huyện Văn Chấn. Mường Lò cũng là một trong bốn vựa lúa lớn nhất Tây Bắc: Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc. Chính là Mường Thanh của Điện Biên, Mường Lò của Tây Bắc, Mường Than của Lai Châu và Mường Tấc của Sơn La. Chính bởi vì là vựa lúa lớn và đẹp nhất ở Tây Bắc, khi lúa chín tại Mường Lò còn có những phong tục độc đáo gắn với mùa vụ như tết Xíp Xí của đồng bào Thái, lễ ăn cơm mới, lễ cưới hỏi…
Ngoài ra các món ăn đặc sắc của đồng bào Thái Đen Mường Lò cũng là điểm nhấn với du khách đến nơi đây: như xôi ngũ sắc, gạo nếp nướng dẻo, gạo nếp nướng lá màu, cơm lam. Nếu Mù Cang Chải có lễ hội ruộng bậc thang thì Mường Lò cũng có Lễ hội Văn hóa, du lịch Mường Lò. Lễ hội này còn được tổ chức to hơn cả lễ hội ở Mù Cang Chải: với chương trình văn nghệ được tổ chức công phu và hoành tráng, nhất là màn múa Đại Xòe với hơn 5.000 nghệ sĩ, diễn viên và quần chúng cùng tham gia vào năm 2019. Đại Xòe là màn múa tập thể của hơn 5.000 người bắt nguồn từ điệu múa Xòe Thái. Đây là điệu múa của người dân tộc Thái tại Mường Lò đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015.
Múa Đại Xòe - Mường Lò
Hiện tại chính quyền vẫn đang hoàn thiện hồ sơ để UNESCO công nhận đây là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Bên cạnh tiết mục văn nghệ, ở Mường Lò còn có Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng” để du khách bay dù lượn và ngắm nhìn vẻ đẹp hùng vĩ của thửa ruộng bậc thang từ trên cao. Chi phí để tham gia dù lượn khi không đăng ký trước là 5 triệu đồng/ người, còn nếu đăng ký trước thì là 2 triệu/người. Chương trình này đã được tổ chức từ năm 2013 với nhiều sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ ban tổ chức, y tế do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đăng ký tham gia nhé. Khi đi du lịch Mù Cang Chải từ Hà Nội, nếu muốn tham gia các trò chơi nhảy dù hoặc đi chụp ảnh ở ruộng bậc thang, ăn đặc sản thì bạn có thể liên hệ trước với chúng tôi để được tư vấn chuyến đi phù hợp với nhu cầu của mình.
Ăn gì ở Mù Cang Chải?
Lợn nướng kẹp cây - Đặc sản Mù Cang Chải
Đi Du lịch Mù Cang Chải không thể không nhắc đến đặc sản Mù Cang Chải ở mỗi vùng miền. Đặc biệt là các món thịt nướng. Đầu tiên là thịt lợn kẹp cây rừng nướng. Thịt lợn ở Mù Cang Chải không phải là thịt lợn nuôi thông thường mà là thịt lợn đen được nuôi thả tự do. Thịt chắc và hương thơm đặc biệt. Thịt lợn được để cả bì và mỡ ướp với gia vị rừng đặc biệt như hạt mắc khén, hành tươi,.. Thịt sau khi được tẩm ướp thì cho vào lá rong tươi bọc thêm vài lớp, kẹp trên tre nướng trên bếp than hoa. Tạo thành món ăn vô cùng thơm ngon hấp dẫn.
Cốm Tú Lệ
Cá hồi và cá tầm cũng là món ăn đặc sản ở Tây Bắc. Tại Khau Phạ có nhà hàng Khau Phạ là trang trại nuôi cá hồi lớn của miền Bắc. Cá ở đây được nuôi lên đến 10.000 con, đều được nhập giống và nuôi theo công nghệ từ Châu Âu. Do đó bạn hoàn toàn có thể tìm đến các nhà hàng này để được thưởng thức lẩu cá hồi (hoặc cá tầm), hay gỏi cá hồi, cá hồi nướng.
Ngoài các món thịt và cá, ở Mù Cang Chải còn có Cốm Tú Lệ, nhộng ong rừng, mật ong rừng, táo mèo, xôi nếp Tú Lệ và gà đồi rang muối. Bạn có thể hỏi hướng dẫn viên về các món ăn trong nhà hàng mà tour du lịch sắp xếp nhé.
(Nguồn ảnh: internet. Nếu bạn là tác giả ảnh, vui lòng liên hệ với website chúng tôi. Xin cảm ơn!)