Phượng Hoàng cổ trấn trước cơn lũ đã từng đẹp ra sao?
Phượng Hoàng cổ trấn vài năm gần đây luôn là điểm du lịch ‘hot’ bậc nhất Trung Quốc. Ấy vậy mà trận lũ lịch sử năm nay đã nhấn chìm cả thị trấn nhỏ này trong biển nước khiến bao người đã đi Tour Phượng Hoàng cổ trấn tiếc nuối ngẩn ngơ. Vậy trước khi trải qua sự kiện này, trấn Phượng Hoàng đã đẹp đến thế nào mà cứ nhắc Tour Trung Quốc là nhắc đến chốn này? Hãy cùng chúng tôi ‘tua’ lại nhé!
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn tour Trương Gia Giới Du Lịch Giá Rẻ 2024
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới Đường Bộ 2024
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn từ Hà Nội Máy Bay Giá Rẻ 2024
Điểm tin cơn lũ ở Phượng Hoàng cổ trấn 2020
Những ngày cuối tháng Sáu vừa rồi, trấn nhỏ Phượng Hoàng phải hứng chịu một trận lũ lịch sử, một trận đại hồng thủy càn quét không chỉ nơi này mà còn nhiều nơi, nhiều danh lam thắng cảnh khác của Trung Quốc.
Từ chiều 29.6, một cơn mưa lớn bất ngờ đổ xuống Phượng Hoàng cổ trấn. Chỉ trong chiều tối, từ 16h30 – 20h, mực nước trung bình đã lên khoảng 112.5mm, dòng Đà Giang trở nên đục ngầu, nước dòng Đà Giang tràn lên cả mặt đường, khiến mọi hoạt động tê liệt. Có nơi nước ngập đến ngang người, có chỗ còn ngập đến vai. Không còn đâu bóng dáng xinh đẹp, tĩnh lặng như bức tranh thủy mặc hiện diện trong trấn cổ này nữa.
Phượng Hoàng không phải mới lần đầu bị ngập lụt
Cũng vào khoảng thời gian tháng 7 này 6 năm trước đó, tức là năm 2014, trấn Phượng Hoàng cũng bị một cơn lũ lớn quét qua. Mực nước có lúc sâu đến 2m, ngập đến gần đỉnh cầu Tuyết Kiều. Ngôi nhà cổ của Thẩm Tùng Văn cũng ngập đến khoảng 1.2m. Đường trong trấn và nhà cửa dọc bờ sông bị ảnh hưởng nặng, phù sa tích tụ ở nhiều nơi, rác hay cột gỗ, mảnh gỗ tràn cả vào nhà dân. Không chỉ dọn dẹp, sửa chữa lại nhà mà người dân nơi đây còn phải mất đến cả tháng để sửa lại hệ thống điện.
Lũ lụt ở Phượng Hoàng cổ trấn năm 2014
Phượng Hoàng cổ trấn trước khi lũ về
Phượng Hoàng cổ trấn là một thị trấn nhỏ, có tuổi đời hơn 1.300 năm, nằm ở phía Tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Khách du lịch thường ‘phải lòng’ cảnh nơi đây bởi chính cái chất mộc mạc, tĩnh lặng, tưởng như ngàn năm không thay đổi. Đặc biệt, dòng Đà Giang chảy qua trấn cổ như người bạn tri kỉ. Từng lớp người sinh ra, lớn lên, già đi hay từng sự kiện trong đời người đều gắn liền với dòng sông này. Đà Giang êm đềm, quanh năm trong xanh, khiến mỗi khách du lịch tour Trung Quốc ghé qua đều cảm thấy lòng nhẹ nhàng, thanh thản, thoát ra khỏi sự xô bồ, ồn ào thường ngày của phố thị.
Phượng Hoàng cổ trấn trước khi lũ qua
Phượng Hoàng cổ trấn có nhiều điều khiến người ta yêu, người ta quý rồi nhớ nhung nơi này mỗi khi nhắc lại. Một số nơi khách đi tour Phượng Hoàng cổ trấn từ Hà Nội ấn tượng có thể kể ra như cầu Hồng Kiều, Tuyết Kiều, cầu Đá, cầu Gỗ, Bắc Môn cổ thành hay những con phố cổ Phượng Hoàng.
Cầu Hồng Kiều có thể coi như một công trình đặc sắc, đại diện cho những giá trị lịch sử nơi này. Ban đầu chỉ là cây cầu to nằm trên dòng Đà Giang, người dân thường lui tới họp chợ thôi, rồi dần dần cầu được xây thêm, tu sửa thêm một lầu phía trên nữa, trông xa giống như mái lầu vọng cảnh vậy. Mà nói vậy cũng đúng bởi lầu trên của cầu bao năm nay là bảo tàng lưu giữ nhiều tác phẩm về nghệ thuật về trấn, còn là nơi mà khách tour Phượng Hoàng có thể ngắm nhìn bao quát dòng sông lẫn những ngôi nhà Thổ Gia bên bờ. Ở tầng dưới, cũng là mặt cầu qua lại, là mười mấy ki-ốt nho nhỏ, buôn bán đặc sản Phượng Hoàng cổ trấn cho du khách vừa dạo chơi vừa ghé mua về làm quà.
Phượng Hoàng trấn nhìn từ cầu Hồng Kiều
Đấy là bên trong. Còn nhìn từ dưới Đà Giang lên, Hồng Kiều sừng sững như bức tường thành rêu phong, ở đó thầm lặng qua bao năm tháng, là chốn thưởng cảnh của du khách mỗi khi hoàng hôn buông xuống.
Cầu Hồng Kiều dưới ánh hoàng hôn
Cầu Tuyết hay Tuyết Kiều thì không được “cao tuổi” như vậy. Vậy nhưng chính dáng vẻ yểu điệu, thanh thoát, “làn da” trắng ngà lại biến “cô tiểu thư” này thành hoa khôi của trấn cổ. Đặc biệt, cây cầu ở Phượng Hoàng cổ trấn này còn nằm ngay trung tâm trấn, đi lại dễ dàng nên buổi tối khách du lịch Phượng Hoàng cổ trấn thường ưu ái chọn cầu làm nơi hóng mát, uống bia.
Tuyết Kiều
Cầu Đá cùng cầu Gỗ không xinh đẹp được như vậy nhưng vẫn có nét độc đáo riêng. Cầu đá chỉ là những trụ đá vuông vức, cách nhau 1 bước chân, xếp thẳng hàng giữa dòng Đà Giang. Không lan can, không mặt cầu, có lẽ đó chính là điều khiến du khách thích thú. Nhất là nếu bạn mặc thật đẹp thì đảm bảo sẽ “nổi bần bật” luôn, giống như bạn đang đứng trên mặt nước vậy.
Cầu Đá
Còn cầu Gỗ thì là…. chỗ “phó nháy” chụp bạn đứng bên cầu Đá đấy! 2 cây cầu này nằm đối diện nhau nên ở đây thường xuyên diễn ra cảnh người bên kia tạo dáng, người bên này thì “dịch sang chút em ơi!”, “nhìn vào nhau cười đi em ơi!”, “bạn ơi đi chậm chậm thôi!!!”… cực kỳ huyên náo, rộn ràng. Nhiều du khách khi trở về cũng nói kỷ niệm của họ với trấn Phượng Hoàng chính là những khoảnh khắc như vậy. Giản dị mà cực vui, gắn kết những người bạn lại với nhau hơn.
Cầu Gỗ giữa mùa đông
Nhắc đến trấn cổ thì không thể nào không nói đến con phố cổ rồi. Những con Phố cổ Phượng Hoàng được lát gạch đen bóng, nhẵn nhụi, tạo cảm giác xưa cũ. Dọc phố là nhà dân, cửa tiệm đều là những ngôi nhà gỗ cổ, treo lồng đèn đỏ, mái ngói đen tuyền. Đặc biệt, ngẩng đầu lên một chút thôi, bạn sẽ thấy rợp trời những chiếc ô đỏ, mỏng tang, nắng xuyên qua ô chiếu xuống nền đá đen. Tất cả đều tạo nên không gian trầm mặc, khiến khách tour du lịch Phượng Hoàng cổ trấn tưởng như thời gian đóng băng, không sự hiện đại nào có thể phá vỡ nét cổ kính của nơi này.
Phố cổ Phượng Hoàng
Thế nhưng bao năm cũng phải có chút đổi thay, con người không tác động thì thiên nhiên cũng làm nơi này thay đổi ít nhiều. Dù biết Phượng Hoàng cổ trấn sau những cơn bão, cơn lũ luôn được sửa sang, tu bổ lại được gần như nguyên vẹn nhưng đâu ai có thể đảm bảo chắc chắn điều gì. Vậy nên sau thiên tai này, khi mọi thứ trở về bình thường, bạn hãy dành một kỳ nghỉ đến đây thưởng cảnh ngay nhé, để mỗi góc phố, mỗi cây cầu nơi đây đều trở thành kỷ niệm đẹp trong mỗi người. Dù thời gian qua đi, kỷ niệm sẽ là thứ còn tồn tại mãi mãi.