Những cây cầu lãng mạn nhất Phượng Hoàng cổ trấn
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn tour Trương Gia Giới Du Lịch Giá Rẻ 2024
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới Đường Bộ 2024
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn từ Hà Nội Máy Bay Giá Rẻ 2024
I. Cầu vô danh
“Mưa tan nát cõi lòng
Gió thổi bay nước mắt
Mộng triền miên
Tình xa xăm
Ngàn năm đợi chờ”
Cầu vô danh (không tên) nhưng lại cực kỳ nổi tiếng ở Phượng Hoàng cổ trấn, phía xa là cầu Mây
Không cần là người quá đam mê phim cổ trang Trung Quốc, bạn vẫn có thể biết tới mối tình sâu đậm của Bạch Xà cùng Hứa Tiên. Mối tình giữa người và tiên này là một trong bốn truyền thuyết dân gian lớn của Trung Quốc, được dựng thành rất nhiều phiên bản phim nổi tiếng. Nhưng dù các phiên bản phim có khác nhau thế nào, thì mối tình của Bạch Xà và Hứa Tiên đều bắt đầu và kết thúc tại cây cầu đá. Ngày mưa tầm tã bên cầu Đoạn Kiều đó, Bạch Xà gặp mưa, được Hứa Tiên cho mượn ô, từ đó nên duyên vợ chồng. Sau này khi Bạch Xà thoát khỏi tháp Lôi Phong, họ lại lần nữa gặp nhau bên cây cầu đá. Dù bối cảnh câu chuyện không phải ở Phượng Hoàng nhưng nơi đây vẫn có những cây cầu đá vô danh cho bạn “tạm” check-in như bối cảnh phim, với hình dáng cây cầu cũng tương tự như vậy, nhất là cây cầu đá vô danh gần cầu Mây (Vân Kiều). Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện những “pose” ảnh cực chất bên những cây cầu dưới đây nhé:
II. Cầu đá nhảy
Cầu Đá Nhảy
Cây cầu đá này có lẽ là cây cầu độc đáo và nổi tiếng nhất ở Phượng Hoàng cổ trấn. Với thiết kế đặc biệt chỉ vừa đủ cho một người đi qua, cầu cũng được thiết kế đặc biệt: thay vì xây cầu cong cong uốn lượn thành hình bán nguyệt, thì cây cầu này được thiết kế thành các cột đá cách nhau đúng 1 bước chân - tạo cảm giác hệt như bạn đang bước vào một bộ phim cổ trang hành động. Nơi mà các cao thủ võ lâm sẽ đứng ở mỗi bên cầu, tranh nhau bước qua cầu và cuối cùng là giao tranh.
Hẳn có nhiều khách đi tour Phượng Hoàng cổ trấn khi nhìn ảnh sẽ lo lắng rằng: nếu nước sông dâng cao thì làm sao bước qua đây được nữa? Dù sao thì Đà Giang có rất nhiều cây cầu, và nếu nước dâng cao ngập quá cầu đá, bạn có thể sử dụng Cầu Gỗ ở bên cạnh, hay Vân Kiều, Tuyết Kiều.. đều được cả. Nhưng nói đến địa điểm chụp ảnh nổi tiếng, chắc chắn không thể bỏ qua cầu đá nhảy ở trấn Phượng Hoàng được.
III. Tuyết - Vũ - Vụ - Phong
4 cây cầu Tuyết - Vũ - Vụ - Phong ở Phượng Hoàng cổ trấn
4 cây cầu nổi tiếng ở Phượng Hoàng cổ trấn chắc chắn phải nhắc đến là Tuyết Kiều – Vũ kiều – Vụ Kiều – Phong kiều, tương ứng với 4 nguyên tố của thiên nhiên: tuyết – mưa – sương – gió. Đây vốn là 4 cây cầu do họa sỹ Hoàng Vĩnh Ngọc xây nên bằng vốn riêng của bản thân dành tặng quê hương. Vốn dĩ Phượng Hoàng cổ trấn đã thu hút biết bao thi sỹ, họa sỹ, nghệ sỹ tới đây tìm lại cảm hứng cho mình, thì không thể nào người con ruột thịt của chính vùng đất này lại không góp phần xây dựng làm đẹp quê hương. Có khi, chính vì được sinh ra ở nơi phong hoa tuyết nguyệt này mà Hoàng Vĩnh Ngọc mới có thể trở thành “Họa đàn quỷ tài” trong giới vẽ tranh Trung Quốc. Khiến biết bao học giả, người xem tranh phải thán phục trước vẻ đẹp non nước hữu tình mà ông vẽ nên.
Cây cầu Tuyết nằm ngay giữa trấn cổ
Tuyết Kiều là cây cầu màu trắng, có một tòa tháp 2 tầng ở giữa và cầu thang 2 bên đi lên trên tháp cũng có màu trắng. Nếu tinh tế để ý cả cây cầu cùng với bóng của nó ở dưới nước, bạn sẽ thấy Tuyết Kiều có hình dáng là một hình oval dài, với các tay vịn cầu thang được thiết kế có các cột tròn để trang trí, nhưng khi nhìn tổng thể cầu và bóng nước, các cột tay vịn này lại giống các cạnh của hoa tuyết. Tuyết Kiều chính là một bông hoa tuyết trắng trang nhã nằm điểm xuyết bên dòng Đà Giang cổ kính như vậy.
Vũ Kiều là cây cầu hiếm hoi không có thiết kế “sương gió mưa” giống những người anh em của mình. Vũ Kiều được thiết kế giống như một tòa lầu gác để du khách có thể vừa trú mưa trên cầu, vừa ngắm cảnh toàn Phượng Hoàng cổ trấn chìm trong màn mưa trắng xóa. Có lẽ đây mới chính là mục đích của Hoàng Vĩnh Ngọc khi làm ra Vũ Kiều: có thể bắc giá vẽ ngay trên cầu, vừa ngắm mưa vừa có thể vẽ lại tuyệt cảnh. Đáng tiếc, cây cầu này đã bị một trận lũ nhiều năm về trước quét đi mất, khiến bao khách du lịch Phượng Hoàng cổ trấn tiếc nuối khôn nguôi và hy vọng một ngày nào đó nó sẽ được khôi phục lại. Chẳng thế mà khi nhắc đến những cây cầu ở Phượng Hoàng cổ trấn, người ta vẫn phải nhắc đến cả Vũ Kiều trong cụm 4 cây cầu Tuyết - Vũ - Vụ - Phong này.
Vụ Kiều mờ ảo trong sương
Có nhiều tour Phượng Hoàng cổ trấn giá rẻ sẽ xếp lịch trình chỉ ở Phượng Hoàng cổ trấn 1 ngày, mà vì có quá nhiều nơi để tham quan như Cố cư của Thẩm Tùng Văn hay Đoạt thúy lâu của Hoàng Vĩnh Ngọc, nên có thể bạn sẽ chỉ đi được một vài câu cầu nổi tiếng. Nhưng nếu ngày bạn đi du lịch trời lại có sương mù, thì đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm Vụ Kiều nhé. Vụ Kiều có nghĩa là cầu sương mù. Đúng như tên gọi, khi trời có sương mù che lối, cây cầu với mái ngói âm dương sẽ thoắt ẩn thoắt hiện hệt như tòa lâu đài trong những bộ phim thần tiên.
Cầu Phong Kiều
Tương tự, Phong Kiều cũng được thiết kế để bản thân cây cầu và bóng của nó dưới nước sẽ tạo thành đường uốn lượn nhẹ nhàng – giống như một cơn gió lướt qua. Tòa tháp trên cầu cũng nhỏ và chỉ có một tầng. Suy cho cùng, nếu tòa tháp quá to cao thì sao “gió” có thể nhẹ nhàng lướt qua Phượng Hoàng cổ trấn được chứ?
Cầu Hồng Kiều
Bên cạnh 4 cây cầu Tuyết - Vũ - Vụ - Phong, Phượng Hoàng cổ trấn còn có những cây cầu mang đậm vẻ đẹp chỉ thông qua tên của chúng: Hồng Kiều – cầu Cầu Vồng, Vân Kiều – cầu Mây. Nếu bạn đi du lịch cùng “người thương”, hãy cùng họ nắm tay nhau, dạo bước qua những cây cầu này, những bậc đá lát cầu nghìn năm tuổi, cầu mong chuyện tình của bạn sẽ mãi bền lâu theo năm tháng nơi đây. Nếu bạn chưa có người đồng hành của cuộc đời, hãy chọn một tour Phượng Hoàng cổ trấn máy bay thử đến đây xem, biết đâu vào ngày trời mưa bạn sẽ gặp được tri kỷ của mình – như là Hứa Tiên và Bạch nương tử thì sao?