Nhà thờ đá Sapa - Nét đẹp cổ kính qua năm tháng
Nhà thờ đá Sapa là một công trình kiến trúc cổ kính đầy trầm mặc của thị trấn sương mờ. Ngày nay, nhà thờ đá đã trở thành biểu tượng của Du lịch Sapa, mang dấu ấn thăng trầm của thời gian đã thu hút được đông đảo sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước. Cùng chúng tôi theo Tour Sapa từ Hà Nội mùa này để khám phá nét đẹp cổ kính ấy qua bài viết sau đây nhé!
Combo Tour Sapa Giá Rẻ Du lịch 2024 KH Hàng Ngày
Tour Du Lịch Sapa 2 Ngày 1 Đêm Giá Rẻ từ Hà Nội, tp.HCM Ks 3*4*5*
Tour Sapa - Du Lịch Chợ Bắc Hà 3 Ngày 2 Đêm Ks 3*4*5*
Nhà thờ đá Sapa có từ bao giờ?
Nhà thờ đá Sapa (còn được biết đến với tên gọi Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi hay nhà thờ cổ Sapa) là một công trình cổ được thiết kế vào năm 1895 dưới bàn tay tài hoa của các kiến trúc sư người Pháp. Tính đến nay, ngôi nhà thờ cổ này đã trải qua hơn 1 thế kỷ và được tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là 1 trong 5 nhà thờ cổ nổi tiếng nhất Việt Nam có tuổi đời trên 100 năm cùng với nhà thờ Đức Bà (TP. Hồ Chí Minh), nhà thờ lớn Hà Nội, nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình), và nhà thờ Phú Nhai (Nam Định), trở thành một phần của biểu tượng du lịch Sapa.
Nhà thờ đá Sapa tọa lạc tại đường Phạm Xuân Huân - trung tâm thị trấn Sapa, phía sau là Núi Hàm Rồng kỳ vĩ và phía trước là một quảng trường rộng lớn nơi diễn ra các hoạt động lễ hội, tôn giáo. Trải qua biết bao nhiêu biến cố, thăng trầm lịch sử, chứng kiến những đổi thay của cả đất nước, nhà thờ đá Sapa vẫn giữ nguyên vẹn nét trầm mặc, cổ kính năm xưa. Trước đây khi bắt đầu thành lập, nhà thờ đá Sapa vẫn có các linh mục túc trực tại giáo xứ để phục vụ các hoạt động, lễ nghi của bà con giáo dân. Tuy nhiên, sau khi Pháp để Nhật cướp quyền kiểm soát tại Việt Nam, các hoạt động tôn giáo tại nhà thờ đã bị ngưng trệ. Những năm chiến tranh liên miên sau đó, giáo xứ hầu như không còn hoạt động và nhà thờ đã bị bỏ hoang. Vào những năm kháng chiến, nhân dân ta đã tận dụng nhà thờ đá làm nơi tích trữ lương thảo và trường học cho bà con.
Cho đến tận những năm 1995, chính quyền địa phương đã trùng tu lại nhà thờ và mở cửa lại các hoạt động tôn giáo. Tuy vậy, trong khoảng thời gian này chỉ có các vị cha xứ mới được dâng lễ và cử hành các bí tích vào những dịp lễ đặc biệt trong năm. Cho đến tận tháng 5 năm 2006, nhà thờ đá Sapa mới chính thức đón vị cha xứ đến thường trú và quản nhiệm. Cùng lúc đó, người ta cũng trùng tu và sửa sang lại nhà thờ đá lần thứ 2 và nhà thờ đã chính thức mở cửa đón tiếp bà con giáo dân. Hiện nay, đây là một trong những địa điểm check-in nổi tiếng nhất đối với khách tour du lịch Sapa.
Nét kiến trúc cổ kính tại nhà thờ đá Sapa
Nhà thờ đá Sapa được biết đến như công trình cổ còn giữ lại vẹn toàn nhất của người Pháp tại Việt Nam. Trước khi đặt những viên gạch nền móng đầu tiên của ngôi nhà thờ này, các kiến trúc sư Pháp đã phải lựa chọn địa thế vô cùng kỹ lưỡng. Nhà thờ được xây trên một khu đất rộng lớn, bằng phẳng có núi Hàm Rồng là điểm tựa vững chãi phía sau và thuận tiện cho việc xây dựng các công trình văn hóa khác. Nhà thờ đá Sapa cùng với biệt thự Chủ Cầu (nay là khách sạn Hoàng Liên) và khu huyện ủy cũ (nay là Trung tâm Thông tin Du lịch Lào Cai) tạo thành một kiến trúc tam giác cân đối mang phong cách Châu Âu cổ kính giữa thị trấn Sapa sương mờ.
Nhà thờ đá xây dựng hướng về phía Đông - phía mặt trời mọc tượng trưng cho nguồn ánh sáng tinh tú của Thiên Chúa theo Kitô giáo. Trong khi đó, hướng phía Tây cuối nhà thờ chính là nơi Chúa Kitô sinh thành. Nét tinh tế mang mác cổ kính, trầm mặc là phong cách thường thấy ở các nhà thờ châu Âu. Toàn bộ nhà thờ được xây dựng bằng đá đẽo hình thập giá theo kiến trúc Gothic La Mã. Đặc biệt, từng kiến trúc đường nét trên mái nhà, vòm cuốn hay tháp chuông đều tạo hình khối chóp thanh thoát đậm chất phương Tây. Đây cũng là điều khiến nhiều du khách tour Hà Nội Sapa yêu thích kiến trúc tìm đến với nhà thờ.
Các khuôn đá của ngôi nhà được gắn với nhau bằng hỗn hợp cát, vôi và mật mía. Toàn bộ phần tường bao bên ngoài được đánh nhám tạo vẻ tự nhiên. Không dừng lại ở đó, những khối nhũ đá chảy xuống tạo cảm giác huyền bí và cổ kính cho ngôi nhà. Và điều thú vị nhất có thể kể đến là những khung cửa sổ đầy màu sắc khác nhau, mô tả lại thăng trầm trong cuộc đời của Đức Chúa. Qua 2 lần tu sửa, mái nhà làm bằng vôi và rơm đã được đổi thành mái nhà lợp ngói chắc chắn và có độ bền bỉ qua thời gian.
Nhà thờ đá Sapa có tổng diện tích lên tới 6000m2 và chia thành nhiều khu bao gồm: khu nhà thờ, khu nhà của thầy tu, dãy nhà xứ, nhà thiên thần, nhà chăn nuôi, phần sân mặt tiền, khu Vườn Thánh và dãy hàng rào bao quanh. Trong đó, khu nhà thờ có diện tích khoảng 500m2 và chia làm 7 gian rộng lớn. Dãy nhà xứ được thiết kế song song với khu nhà thờ. Nhà Thiên Thần bao gồm 1 tầng hầm, 3 tầng trên lần lượt là nơi cứu chữa người bệnh, nơi tá túc cho người lữ hành qua đêm, công trình vệ sinh và bếp ăn. Trong khi đó, khu vườn thánh lại gây bất ngờ bởi sự xuất hiện của 5 cây Kháo Vàng trăm tuổi, trong đó có đến 4 cây mọc trên đá tự nhiên.
Từ phía xa thôi, du khách đi tour Sapa cũng có thể nghe thấy tiếng chuông từ nhà thờ đá Sapa vang vọng lại. Tháp chuông tại ngôi nhà thờ cổ này có chứa quả chuông cao 1,5m nặng đến 500kg được đúc vào năm 1932. Tiếng chuông có thể vang vọng trong bán kính gần 1km. Thật hiếm có một ngôi nhà thờ đá cổ nào còn giữ được vẻ cổ kính mê hoặc lòng người sau nhiều lần tu sửa như nhà thờ đá Sapa.
Nhà thờ đá - Biểu tượng văn hóa Sapa
Nhà thờ đá Sapa giữa mùa đông tuyết trắng
Được coi như là một biểu tượng văn hóa có từ lâu đời của toàn thị trấn Sapa, nhà thờ đá Sapa đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Không chỉ là một công trình tôn giáo quan trọng để các giáo dân tụ họp và sinh hoạt mỗi tuần, nhà thờ đá Sapa còn là nơi gửi gắm những hy vọng và nguyện ước thầm kín. Phía trước nhà thờ là khu Sân Quần rộng lớn nơi diễn ra các hoạt động giao lưu, trao đổi hàng hóa của bà con dân tộc nơi đây.
Mỗi dịp cuối tuần, nhà thờ đá Sapa lại trở thành nơi diễn ra các hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc vùng cao. Vào thứ 7 hàng tuần, những tiếng khèn réo rắt của đôi trai gái lại vang lên trong phiên chợ tình. Các hoạt động văn hóa, du lịch địa phương tại nhà thờ đá Sapa vô cùng phát triển đã góp phần thu hút một lượng lớn đông đảo khách du lịch địa phương ghé thăm thị trấn sương mờ. Tuy là một công trình kiến trúc mang hơi hướng phương Tây cổ đại, nhưng nhà thờ đá Sapa đã phần nào hòa quyện với văn hóa đặc trưng của Việt Nam và trở thành biểu tượng độc đáo tại Sapa.
(Nguồn ảnh: internet. Nếu bạn là tác giả ảnh, vui lòng liên hệ với website chúng tôi. Xin cảm ơn!)