Một ngày sống chậm ở Phượng Hoàng Cổ Trấn
Hà Nội - Trương Gia Giới - Phượng Hoàng Cổ Trấn Máy Bay
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn tour Trương Gia Giới Du Lịch Giá Rẻ 2024
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn từ Hà Nội Máy Bay Giá Rẻ 2024
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới Đường Bộ 2024
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới từ HCM 5N4Đ 2024
HCM - Trùng Khánh – Trương Gia Giới – Phượng Hoàng cổ trấn 6N5Đ
Phượng Hoàng Cổ Trấn là cổ trấn xinh đẹp nổi tiếng nhất Trung Quốc. Thế nhưng, trái ngược với những gì hoa mỹ, hào nhoáng mà người ta tưởng tượng, Phượng Hoàng Cổ Trấn thu mình lại, yên bình và trầm mặc giữa non nước Hồ Nam. Dành một ngày ghé thăm nơi này và hòa mình vào nhịp sống chậm rãi, du khách tour du lịch Phượng Hoàng cổ trấn những tưởng mình được quay ngược thời gian, về với những năm tháng xưa cũ.
Phượng Hoàng cổ trấn ở đâu?
Phượng Hoàng cổ trấn
Phượng Hoàng Cổ Trấn là một thị trấn cổ lâu đời, thuộc một châu tự trị của dân tộc Miêu và Thổ Gia Trung Quốc. Nằm ở phía tây của tỉnh Hồ Nam, Phượng Hoàng Cổ Trấn là nơi hội tụ của những tinh hoa văn hóa Trung Quốc ngàn đời nay. Từ thời Chiến Quốc, Phượng Hoàng Cổ Trấn đã được ghi nhận, và cho đến năm Khang Hy thứ 43 (năm 1704) thì được khởi công xây dựng.
Với bề dày lịch sử lâu đời, Phượng Hoàng Cổ Trấn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (2008) và trở thành niềm tự hào khôn xiết của người dân Trung Quốc. Nép mình bên dòng Đà Giang hiền hòa, Phượng Hoàng Cổ Trấn khiến người ta phải lịm tim trước khung cảnh cổ kính, bình yên nhưng đầy lãng mạn. Đó là khi du khách tour Phượng Hoàng thong dong bước trên từng con hẻm, chiêm ngưỡng kiến trúc mái ngói âm dương với phần đầu cong vút, kiêu hãnh tựa cánh chim phượng hoàng hay ngồi thuyền xuôi theo dòng Đà Giang và lặng mình với bức tranh thiên nhiên đẹp tựa tranh vẽ phía đôi bờ.
Nhịp sống chậm rãi tại Phượng Hoàng Cổ Trấn
Một ngày thong thả của Phượng Hoàng Cổ Trấn bắt đầu từ rất sớm. Chỉ khoảng tờ mờ 6 giờ sáng, khi mà màn sương lãng đãng vẫn tà tà lướt nhẹ trên mặt sông, Phượng Hoàng Cổ Trấn đã thức dậy. Tiếng đập nước vang vọng lại từ phía bờ sông bên kia như đánh động vào không gian im lìm. Những người phụ nữ Thổ Gia vẫn giặt đồ thủ công bên bờ sông Đà Giang mỗi sáng như một thói quen bình dị đã in sâu vào nếp sống tại thị trấn cổ này. Sau đó, nơi này bừng tỉnh với hàng loạt âm thanh nhộn nhịp. Tiếng bước chân loẹt quẹt của người bán hàng buổi sớm, tiếng quét sân, tiếng kéo cửa để mở hàng, rồi tiếng ríu rít gọi nhau đi học của đám trẻ con thôn quê… Tất cả đều vô cùng gần gũi, quen thuộc và vô cùng chậm rãi.
Dường như tất cả mọi điều tại Phượng Hoàng Cổ Trấn đều tuân theo một trật tự bất thành văn. Ngày nào cũng như ngày nào, cuộc sống tại thị trấn cổ này vẫn diễn ra nhẹ nhàng, đều đặn như vậy. Đứng giữa những con Phố cổ Phượng Hoàng nhuốm màu thời gian, du khách như được lội ngược dòng về miền quá khứ. Nơi ấy, cuộc sống không xô bồ, bon chen mà chậm rãi, chẳng vội vã hay phức tạp chút nào, trái ngược hẳn với cuộc sống ồn ã nơi đô thị của những khách tour Phượng Hoàng cổ trấn từ Hà Nội.
Dường như khó có thể tìm ra được âm thanh huyên náo, xập xình hay cãi cọ tại Phượng Hoàng Cổ Trấn. Người dân ở đây thường bán những mặt hàng thiết yếu và truyền thống lâu đời. Đó là những quán mì thơm nức mời gọi mỗi buổi sáng, là chiếc xe đạp cũ kỹ chở hai bên là gánh bánh bao, tào phớ,... Rồi thi thoảng, khách tour Phượng Hoàng cổ trấn máy bay bắt gặp một nhóm bà cô, bà chị đứng quanh gánh hàng rong bán đủ loại vòng hoa sặc sỡ để cuốn trên đầu.
Từ đường Dương gia
Nụ cười khúc khích của đám trẻ thơ dẫn lối du khách vào sâu trong trấn. Những ngôi Nhà cổ Phượng Hoàng cổ trấn được xây đều tăm tắp với những chiếc đèn lồng đỏ treo trước hiên và sân nhà lát gạch đã rêu phong cùng thời gian. Trên mái ngói âm dương đã bạc màu, ta nhìn thấy cả những khóm hoa dại mong manh. Khung cảnh u tịch bỗng bị phá vỡ bởi tiếng leng keng của một chiếc xe đạp xin nhường đường. Rồi sau đó là tiếng trẻ thơ đùa nghịch. Đứa nào đứa nấy má đỏ hây hây vì nẻ, nô đùa hồn nhiên khiến nỗi người lớn cũng có đôi chút ganh tị trong lòng.
Cầu đá nhảy
Dòng Đà Giang vốn là biểu tượng của trấn, với hàng chục chiếc cầu lớn nhỏ vắt ngang qua. Một trong số đó phải kể đến bộ tứ cây cầu tuyệt đẹp Hồng - Tuyết - Vụ - Phong. Mỗi cây cầu mang một nét đẹp riêng biệt, khiến người ta phải thầm thương trộm nhớ. Bên cạnh đó còn có cầu Đá Nhảy - cây cầu ở Phượng Hoàng cổ trấn được khách du lịch săn đón nhất.
Kiến trúc Điếu Cước Lâu ở Phượng Hoàng
Hai bên bờ Đà Giang là kiến trúc Điếu Cước Lâu - một kiểu nhà cư trú tương tự nhà sàn của người dân tộc sinh sống tại Phượng Hoàng Cổ Trấn. Nhìn từ xa, những ngôi nhà này tưởng chừng như đang trôi lơ lửng. Dòng Đà Giang còn là ranh giới giữa truyền thống và hiện đại, phía bên này là những nếp nhà đã cũ, phía bên kia là dãy nhà cao tầng, quán ăn hiện đại dọc theo bờ sông.
Cầu Hồng Kiều
Nếu như ban ngày, Phượng Hoàng Cổ Trấn khoác lên mình một màu tịch liêu thì về đêm, cả thị trấn như bừng tỉnh sắc màu. Những chiếc đèn lồng rực rỡ thắp sáng cả khu phố cổ. Cây Cầu Hồng Kiều cũng được trang hoàng bởi vô số ánh đèn lộng lẫy. Vào một số dịp đặc biệt, người ta còn thả đèn nến trôi trên sông Đà Giang. Những chiếc đèn hoa nến trôi dập dềnh, huyễn hoặc du khách vào một thế giới cổ tích, không còn vương vấn ưu tư, phiền muộn.
Phượng Hoàng về đêm
Thế rồi khi Phượng Hoàng cổ trấn về đêm, Những ánh đèn bắt đầu thưa thớt rồi tắt dần hẳn. Màn đêm quánh đặc sau tiếng nước chảy róc rách qua những khe đá. Chỉ còn ánh đèn phát ra từ một vài hàng quán còn mở đêm để phục vụ khách du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn. Gọi một tô mì xá xíu nóng hổi, chậm rãi thưởng thức để kết thúc một ngày thường nhật tại Phượng Hoàng Cổ Trấn quả là một trải nghiệm khó quên trong đời.