Lý do gì khiến khách du lịch Phượng Hoàng cổ trấn “mê như điếu đổ”?
Phượng Hoàng cổ trấn luôn được xem như nơi mà ai cũng nên trải nghiệm một lần trong đời vì thị trấn cổ xưa xinh đẹp này lưu giữ 3 nét độc đáo không đâu có khiến khách Tour Phượng Hoàng cổ trấn như lạc vào miền đất hứa, nên thơ hữu tình chẳng muốn về. Vậy 3 lý do ấy là gì? Hãy cùng Kỳ Nghỉ Đông Dương tìm hiểu trước khi theo một Tour Trung Quốc đến đây nhé!
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn tour Trương Gia Giới Du Lịch Giá Rẻ 2024
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn từ Hà Nội Máy Bay Giá Rẻ 2024
Hà Nội - Trương Gia Giới - Phượng Hoàng Cổ Trấn Máy Bay
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới Đường Bộ 2024
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới từ HCM 5N4Đ 2024
HCM - Trùng Khánh – Trương Gia Giới – Phượng Hoàng cổ trấn 6N5Đ
Bốn mùa ở Phượng Hoàng cổ trấn
Bốn mùa ở Phượng Hoàng cổ trấn thật khiến người ta như lãng du vào cõi tiên. Khách du lịch chỉ cần đi theo một tour du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn để có thể cảm nhận rõ khí hậu “chiều lòng người” của trấn cổ xinh đẹp này. Mỗi mùa ở đây đều có nét đẹp riêng khiến lòng người say đắm.
Mùa xuân ở trấn Phượng Hoàng
Vào mùa xuân, sau một giấc ngủ đông dài lạnh lẽo thì Phượng Hoàng cổ trấn thức dậy với tràn đầy nhựa sống. Mỗi sớm mai, khi màn sương tan dần trong ánh bình mình thì cuộc sống nơi đây bắt đầu nhộn nhịp, rộn ràng hơn. Dọc bờ sông, người lớn bắt đầu mang đồ ra giặt giũ, bắt tôm cá; trẻ em thì tụ tập, nô đùa. Khung cảnh nông thôn hiện ra trước mắt khiến người ta có cảm giác thư thái. Khi những tia nắng vàng sánh như mật ong của mùa hạ rải đều trên dòng Đà Giang, dòng sông như khoác lên mình một bộ xiêm y lộng lẫy và diễm lệ.
Bắt cá giữa mùa hè Phượng Hoàng
Mùa hè ở trấn cổ Phượng Hoàng cũng không nóng bức và oi ả như ở Hà Nội, đặc biệt là khi khách tham gia tour Phượng Hoàng Cổ Trấn từ Hà Nội sẽ cảm nhận rõ sự khác biệt của khí hậu hai vùng. Những cơn mưa ở Phượng Hoàng cũng rất nên thơ. Khách du lịch lúc này sẽ cảm thấy cực kỳ khoan khoái khi hít trọn một hơi gió từ Đà Giang.
Một thoáng thu gõ cửa nhẹ nhàng và yên bình, bao trùm lên cả Phượng Hoàng cổ trấn một màu yên bình đến lạ. Mùa thu, khi lá vàng rơi, cuốn theo dòng Đà Giang, cả cổ trấn như biến thành một bức tranh lãng mạn hơn cả trong mơ. Bầu trời mùa thu cao và trong xanh, in xuống Đà Giang một màu xanh ngọc bích. Nếu có dịp đứng ở Cầu Hồng Kiều và ngắm nhìn trời mây, có lẽ mọi muộn phiền của bạn cũng sẽ tan đi hết.
Mùa thu ở trấn cổ
Đông tới vào tầm đầu tháng 11, khi đó Phượng Hoàng Cổ Trấn bắt đầu vùi mình trong giấc ngủ tuyết trắng. Tuyết phủ giăng kín từ những mái nhà, lối đi và cả trên sông Đà Giang. Cái lạnh không buốt cắt da cắt thịt như mùa đông miền Bắc, đủ để người ta ngồi hít khí lạnh trên cầu và thưởng thức ly trà ấm.
Mùa đông ở Phượng Hoàng cổ trấn
Giá trị văn hóa trải dài cả ngàn năm
Thật không ngoa khi nói trấn cổ Phượng Hoàng là báu vật vô giá của đất nước Trung Hoa. Từ những ngôi đền cổ, những ngôi nhà rêu phong cho đến những con đường mòn lối… tất thảy đều man mác sự trầm mặc và tĩnh lặng. Phượng Hoàng xinh đẹp đến nỗi nhiều người tha hương đến đây, an cư lập nghiệp rồi gắn bó đến cuối cuộc đời. Giá trị truyền thống của Phượng Hoàng Cổ Trấn còn được tô điểm bằng sự pha trộn văn hóa của rất nhiều dân tộc anh em từ Hán, Thổ Gia, Miêu... đến Hồi. Sự tích tụ nhiều tầng văn hóa qua hàng trăm năm đã tạo nên một bản sắc rất riêng và thấm nhuần vào tinh thần con người nơi đây. Có lẽ sống lâu ở mảnh đất này, người ta cũng bình thản và an yên hơn.
Đua thuyền ở Phượng Hoàng cổ trấn
Lễ hội đua thuyền rồng vào tháng 6 hàng năm là một trong những điểm thu hút khách nhất vào mùa hè của thị trấn. Cuộc thi được tổ chức ven bờ sông Đà Giang và người chơi phải chèo được chặng đường dài tầm 400m trong vòng 2 phút. Du khách có thể đứng ở ven sông hoặc ngồi trên những ngôi nhà Điếu Cước Lâu để quan sát lễ hội.
Đặc biệt hơn, khi theo tour Phượng Hoàng Cổ Trấn, du khách sẽ có dịp được thử mặc những bộ trang phục truyền thống của người dân tộc Miêu. Nếu muốn có bức ảnh đẹp để đời, bạn hãy thử mặc bộ trang phục thổ cẩm vân hoa để thử hóa thân thành người Miêu nhé!
Ẩm thực đặc sắc và độc đáo
Đến đây mà không thưởng thức những món Đặc sản Phượng Hoàng cổ trấn thì quả thật đáng tiếc. Vì là một vùng đất pha trộn nhiều nền văn hóa nên sự đa dạng cũng đi vào hương vị của từng món ăn nơi đây. Một vài món ăn nổi bật có thể kể đến như:
Vịt hầm tiết: Món ăn này khá độc đáo và lạ miệng đối với du khách Việt bởi hương vị đậm đà và rất dễ ăn. Muốn làm vịt hầm tiết, người đầu bếp cần có sự tỉ mỉ trong chế biến và kỹ lưỡng trong việc chọn nhiên liệu. Vịt sau khi hầm nhừ cùng tiết sẽ được nhồi gạo nếp đã chiên giòn, dai dai vào bên trong, tạo thành một sự kết hợp hoàn hảo.
Vịt hầm tiết
Lẩu cá cay: khẩu vị người Trung có hơi hướng thiên về đồ cay, nên hầu như các món ăn ở đây sẽ mang vị cay nồng ấm áp. Lẩu cá cay được coi như một món ăn đặc sản mà bạn nhất định không nên bỏ lỡ khi đến thăm Phượng Hoàng cổ trấn. Món cá này được chế biến từ công thức gia truyền lâu năm khiến vị ngon đi cùng năm tháng. Người dân Phượng Hoàng cho rằng muốn lẩu ngon thì cá phải tươi. Vì vậy, cá được đánh bắt ngay trong sáng tinh mơ sẽ được chế biến ngay để món ăn giữ nguyên vị truyền thống. Món lẩu này thường được kết hợp ăn với cơm trắng và rau xào.
Lẩu cá cay
Đậu phụ thối: Đậu phụ thối là một món ăn truyền thống Trung Hoa và càng đặc biệt hơn khi thưởng thức món này ở tỉnh Hồ Nam. Ở đây, đậu phụ được ủ lên men ít nhất 15 ngày để trở nên mềm và béo ngậy hơn.
Đậu phụ thối
Kẹo gừng: Tín đồ hảo ngọt hẳn sẽ mê mệt với món kẹo trứ danh ở trấn cổ Phượng Hoàng này! Kẹo gừng truyền thống có tuổi đời đến hơn 100 năm, công đoạn làm kẹo dù không có gì khó khăn nhưng đòi hỏi công thức phải chuẩn thì vị kẹo mới thơm ngọt và cay cay nhẹ. Bạn có thể mua loại kẹo này về để biếu người thân, bạn bè vì nó có thể để lâu mà không mất đi hương vị đặc trưng.
Làm kẹo gừng ở Phượng Hoàng cổ trấn