Kinh nghiệm “lang thang” Phượng Hoàng cổ trấn 5 ngày 4 đêm
Phượng Hoàng cổ trấn luôn là một địa danh được ưu tiên hàng đầu cho những chuyến lang thang trốn khỏi đô thị. Nếu bạn vẫn lăn tăn nên đi những đâu, ăn gì thì hãy cùng xem một chị gái kể về hành trình đi tour Phượng Hoàng cổ trấn trong chùm tour Trung Quốc giá rẻ trốn cái nắng hè 40 độ của Hà Nội nhé!
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn tour Trương Gia Giới Du Lịch Giá Rẻ 2024
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới Đường Bộ 2024
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn từ Hà Nội Máy Bay Giá Rẻ 2024
Chào các bạn! Mình vừa theo tour Phượng Hoàng cổ trấn bay thẳng về đây! Trong chuyến đi này mình đã check-in ở Phù Dung trấn, 2 đêm lang thang ở Phượng Hoàng cổ trấn và 1 ngày nữa ở Trương Gia Giới. Để mình kể về chuyến hành trình này, hy vọng nó sẽ giúp bạn có chút kinh nghiệm để đi không bị bỡ ngỡ, trải nghiệm được nhiều điều thú vị hơn nhé!
Ngày 1
Ngày đầu tiên mình xuất phát từ Hà Nội, tour Phượng Hoàng cổ trấn bay chuyến 17h45 bay thẳng tới Trương Gia Giới. Ngồi máy bay 2 tiếng rưỡi tới sân bay Dayong, nhập cảnh rồi về đến khách sạn là khoảng 11h đêm thì các hàng quán đã đóng cửa hết rồi nên mình và tụi bạn đành ăn tạm mì ở ngay khách sạn giá 25 tệ/bát. Khá là…í ẹ ấy. Tốt nhất các bạn cứ thủ sẵn ít mỳ tôm đề phòng cho bữa này. Mình ở khách sạn Vienna, phòng ốc dịch vụ đều rất ok nhé!
Ngày 2
Nghỉ ngơi có sức rồi, sáng ngày thứ 2 mình ăn sáng buffe ở khách sạn luôn. Chắc các bạn biết rồi đó, đồ ăn của Trung Quốc gần như đều là các món xào nhiều dầu, cay và mặn nên nếu cảm thấy không ăn được đồ ăn như vậy thì cứ nhét vali ít bánh trái đồ khô nhé. Ăn xong thì đoàn mình di chuyển đến Phượng Hoàng cổ trấn. Trên đường đi ghé qua Phù Dung trấn. Cổ trấn này cũng nhỏ thôi, từ điểm đỗ xe ô tô thì đi xe điện thêm 5 phút (đường đang làm nên khá là bụi, các bạn nhớ đem theo khẩu trang nhé) thì tới cổng chào rồi tiếp tục đi bộ xuống thác nước. Thác nước là điểm tham quan chính ở đây. Vì trấn cổ này được xây dựng trên một ngọn núi, phía dưới là thác nước trắng xóa, cây cối núi non xanh ngát bao quanh nên thị trấn này được mệnh danh là “thị trấn treo trên thác nước” đó. Không khí ở đây siêu mát mẻ, check-in sướng tay luôn! Dọc đường đi xuống là những căn nhà gỗ và hàng quán địa phương. Nếu thấy quà lưu niệm không quá mức khiến bạn “rung rinh” thì đừng mua vội nhé vì về Phượng Hoàng cổ trấn còn nhiều thứ hay ho hơn cơ.
Phù Dung trấn 'treo' trên thác nước
Ăn trưa ở đây xong, khoảng 4h chiều mình về đến khách sạn ở Phượng Hoàng cổ trấn. Nghỉ ngơi ăn tối xong xe của đoàn du lịch Phượng Hoàng cổ trấn đưa bọn mình đi tham quan, ở đây nắng đến 7h tối cơ nên chị em cứ tha hồ mà thong thả check-in sống ảo nhé! Bước vào Phượng Hoàng cổ trấn thì đúng như là mình được quay ngược thời gian, thành cô thôn nữ như trong mấy phim cổ trang vậy. Nơi đây đẹp như một bức tranh. Dòng sông Đà Giang nước trong xanh mát lạnh chảy lững lờ dưới chân cầu Hồng Kiều.
Cầu Hồng Kiều trên dòng Đà Giang
Cầu Hồng Kiều về đêm
Nếu bạn thích tụ tập thì không sợ buổi tối ở trấn này nhàm chán đâu. Đi dọc bờ sông vẫn có những quán bar sôi động nhé. Nhóm mình lang thang dọc 2 bờ sông uống sinh tố, mua kẹo gừng (cái này là đặc sản Phượng Hoàng cổ trấn đấy. Nhớ mua một chút về làm quà nhé) rồi quay lên cầu Hồng Kiều bắt taxi về khách sạn. Taxi ở đây cũng trả giá được nhé.
Ngày 3
Đến ngày thứ 3, theo lịch tour Phượng Hoàng cổ trấn thì sau khi ăn sáng bọn mình sẽ được tham quan và khám phá các địa điểm tại đây nhưng vì là háo hức quá nên 5h sáng cả đám đã đi taxi từ khách sạn ra cầu Đá Nhảy rồi.
Cầu Đá Nhảy
Cầu Đá Nhảy
Sau đó đi bộ qua cầu Hồng Kiều là trời bắt đầu sáng rồi. Lúc này có rất nhiều người mời chào tết tóc, thuê trang phục với chụp ảnh. Để có “pô” ảnh đẹp ở cầu Đá Nhảy thì cứ “lên đồ” sặc sỡ vào nhé! Ráng đi sớm vì đến 7h là cầu kín người không có chỗ đẹp mà sống ảo nữa rồi (mùa cao điểm mà!). Nếu không dậy sớm ra được thì đợi 11h hãy ra nhé. Lúc này nắng nên không có mấy người nữa, tha hồ mà chụp. Nếu có thời gian thì các bạn cứ xuôi theo hạ nguồn có cầu Phong Kiều và Tuyết Kiều nữa chụp cũng rất đẹp. Tuy nhiên ra đó hơi xa, phải ở Phượng Hoàng tầm 2 ngày mới có thời gian chụp mấy cầu này.
Cầu Tuyết Kiều
À! Nếu có tâm hồn ăn uống thì bạn chịu khó tìm hàng bánh tép ở ngay chân cầu Hồng Kiều rẽ trái nhé. Món này siêu ngon luôn mà có 5 tệ/cái thôi, thêm 1 quả dưa hấu 10 tệ liền tỉnh cả người. Mùa này cũng là chính vụ đào, 5 tệ/kg cũng rất ngon.
Bánh tép đặc sản Phượng Hoàng cổ trấn
Đến trưa thì bọn mình bỏ tour đi ăn mỳ xào. Nhớ dặn người ta giảm cay nếu bạn không ăn được nhé. Sau đó mình về khách sạn ngủ, tối lại bắt taxi lang thang đi ăn lẩu cá cay, tôm đất, gà đắp đất…. toàn món đặc sản luôn.
Có một món đặc sản nữa là đậu phụ thối. Mọi người ăn bảo ngon nhưng mình không ngửi được mùi của nó nên chưa dám thử.
Các loại bánh kẹo khoảng khoảng 25 tệ, có khăn lụa, vòng vèo lưu niệm… Nhưng nhớ đừng mua các loại vòng đá, bạc, sừng trâu vì đa số là hàng rởm, và để không bị hớ thì nên mặc cả 20 – 30% nhé.
Nếu muốn mua đồ làm quà thì mua ở đây luôn nhé. Vì quay lại Trương Gia Giới sẽ không có nhiều đồ đâu.
Ngày 4
Tới ngày thứ 4, ăn sáng xong mình đi ô tô 4 tiếng về tới Võ Lăng Nguyên. Ăn trưa xong hướng dẫn viên tour Phượng Hoàng cổ trấn đưa cả nhóm vào trung tâm bán các sản phẩm ngâm chân, chữa bỏng, dầu xoa bóp… với các công dụng siêu tuyệt luôn. Còn được tham quan cửa hàng đá quý nữa nhưng tùy mọi người cân nhắc xem có nên mua hay không nhé.
Về khách sạn nghỉ ngơi xong buổi tối có thể đi xem chương trìnhn “Rạng rỡ Tương Tây” của đạo diễn Trương Nghệ Mưu giá 350 tệ/vé. Nhóm mình không đi nên ra phố Khê Bố đi dạo, tham quan trung tâm thị trấn, massage chân 60 tệ/người.
Chương trình "Rạng rỡ Tương Tây"
Ngày 5
Sang ngày thứ 5, 9h sáng xe tour Phượng Hoàng cổ trấn đưa đoàn đi trung tâm mua sắm. Thăm triển lãm tranh cát rồi ăn trưa rồi đi Thiên Môn Sơn. Bọn mình xếp hàng đợi 1 tiếng để lên cáp treo. Bắt đầu ở đây là hành trình “ai đau tim hơn nào” nè! Trải nghiệm cáp treo dựng đứng thật siêu đau tim luôn. Thời tiết trên đỉnh núi thấp hơn ở dưới 6 – 10 độ, có sương mù nữa nên các bạn nhớ chuẩn bị áo khoác mỏng nhé.
Cáp treo ở Thiên Môn Sơn
Tiếp tục đi bộ theo tour Phượng Hoàng cổ trấn bạn sẽ được dẫn đi tham quan Sạn Đạo Kính dài khoảng 60m. Chỉ 60m thôi nhưng đây là lúc chương trình “ai đau tim hơn nào” đến cao trào nè! Cả sàn lẫn lan can cây cầu gắn vào vạc núi này đều làm bằng kính hết nên bạn sẽ như lơ lửng giữa độ cao 1.400m vậy. Sợ thì có sợ nhưng để có những bức ảnh check-in nằm giữa mây trời khiến đám bạn ghen tị thì cũng nên thử chứ nhỉ! À trước khi đi mình có tra google trước là cây cầu này tuy làm bằng kính nhưng là kính cường lực siêu chắc chắn nên bạn cứ yên tâm về chất lượng nhé.
Sạn Đạo Kính
Qua Sạn Đạo Kính là cầu gỗ rồi bọn mình đi tiếp 12 lần thang cuốn thì xuống đến quảng trường Thiên Môn Sơn.
Từ đây nhìn lên là 999 bậc cầu thang dẫn lên Cổng Trời. Chụp ảnh chán chê ở đây xong mình lên xe 26 chỗ đi xuống khám phá con đường 99 khúc cua. Bạn cũng có thể đi lên đỉnh núi theo con đường cua này nhưng mình muốn chụp được toàn bộ con đường này và núi non xung quanh nên lúc đi mình đi bằng cáp treo (và cũng để đỡ mệt nữa) rồi lúc xuống núi mới đi ô tô xuống.
Những khúc cua lên núi Thiên Môn Sơn
Đến chân núi là khoảng 5h chiều rồi. Cả đoàn đi ăn tối rồi theo tour Phượng Hoàng cổ trấn bay thẳng về Hà Nội. Sân bay địa phương chỉ có 1 hàng bán đồ bánh kẹo và 1 hàng ăn. Nếu sợ đói thì bạn cứ mang sẵn mì tôm đi nhé, sân bay có sẵn cây nước nóng rồi. Check-in xong còn thừa tận 2 tiếng cơ nên tranh thủ măm măm cho ấm bụng trước cũng được.
Nếu còn dư đồng tệ thì đổi luôn cho bạn hướng dẫn viên nhé.
Tóm lại là chuyến đi của mình khá mĩ mãn nhưng theo ý kiến cá nhân thì tour Phượng Hoàng cổ trấn phù hợp với các bạn trẻ thích đi lang thang khám phá hơn là với gia đình có trẻ nhỏ và các đôi đi hưởng tuần trăng mật. Và vì đồ ăn Trung Quốc thường là đồ xào, khá mỡ và cay nên nếu ăn không hợp thì bạn mang mỳ tôm, ruốc hay muối vừng đi ăn tạm nhé. Dân bản địa cũng không quá thân thiện nên tránh hỏi họ nhiều. Mua đồ không biết tiếng thì cứ giơ điện thoại ra bấm máy tính giơ cho người ta nhé!
Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ!