Khám phá lễ hội Mời Mẹ Trăng của người Tày Cao Bằng
Cao Bằng không chỉ nổi tiếng bởi hành trình du lịch Thác Bản Giốc với vẻ đẹp hùng vĩ, bạt ngàn mà những lễ hội như lễ hội Mời Mẹ Trăng cũng là nơi hội tụ nét tinh hoa văn hóa vùng cao Tây Bắc. Cùng khám phá lễ hội ‘có một không hai’ này trong cẩm nang những điều thú vị về Tour Thác Bản Giốc sau đây nhé!
Tour Thác Bản Giốc - Hồ Ba Bể 3N2Đ Giá Rẻ Dv Tốt 2024
Tour Hồ Ba Bể 2 Ngày 1 Đêm Du lịch Bắc Kạn
Hồ Ba Bể - Thác Bản Giốc - Thái Nguyên 2 Ngày 2 Đêm
Tour Đông Bắc 5N4Đ - Hà Giang - Thác Bản Giốc - Hồ Ba Bể
Tour Hồ Ba Bể - Thác Bản Giốc 3 ngày 2 đêm
Giới thiệu lễ hội Mời Mẹ Trăng
Lễ hội Mời Mẹ Trăng hay còn gọi là lễ hội Nàng Hai là lễ hội lớn của người Tày tại huyện Phục Hòa, Cao Bằng. Được tổ chức trong khoảng thời gian từ 30 tháng Giêng đến hội chính vào ngày 22/3 âm lịch. Mặc dù tiến hành riêng theo từng bản nhưng khách đi du lịch thác bản Giốc vẫn có thể hòa mình vào không gian lễ hội đặc sắc này.
Với ý nghĩa rước Mẹ Trăng về ban phước lành cho bản làng để ngày mùa mới mùa màng bội thu. Vì vậy, hàng năm dân làng sẽ cử một người phụ nữ trung niên, có cuộc sống hạnh phúc và được mọi người yêu quý làm Mẹ Trăng. Đồng thời tuyển chọn khoảng 20 cô gái xinh đẹp trong bản hóa thân thành nàng tiên. Ngoài ra, còn chọn hai thanh niên trai tráng nhất mở đường cho Mẹ Trăng và các nàng tiên về trời.
Trong quá trình làm lễ Mẹ Trăng mặc quần áo chàm, buộc vải đỏ vắt chéo khăn trên đầu. Đi trên đường sẽ cầm ngọn mía có treo túi trầu nhỏ, một chiếc khăn mùi xoa, một bát nước có một lá bưởi. Bát nước và ngọn mía này mang ý nghĩa tẩy uế theo phong tục của người dân tộc Tày.
Nghi thức lễ hội Mời Mẹ Trăng
Lễ hội Mời Mẹ Trăng xuất phát từ tín ngưỡng dân gian của người Tày Cao Bằng. Trước đây điều kiện sản xuất nông nghiệp khó khăn, lạc hậu nên người dân chỉ biết cầu trời ban phước cho thời tiết, khí hậu thuận lợi. Bây giờ dù kĩ thuật đã phát triển nhưng lễ hội cầu mùa này vẫn được giữ gìn và trở thành tín ngưỡng văn hóa đặc sắc vùng miền.
Nghi thức lễ hội
Trước khi diễn ra người Tày Cao Bằng đã phải chuẩn bị hết sức công phu để lễ hội suôn sẻ. Sử dụng các thẻ cắm ở 4 góc sân nơi diễn ra lễ cầu để tránh tà ma xâm nhập. Đồng thời mâm lễ vật dâng lên Thổ địa và các nàng Trăng cũng phải chuẩn bị chu đáo, trang trí đẹp mắt. Điều này thể hiện sự tôn kính của người dân đến thần linh - người cho họ bình an, cuộc sống sung túc.
Khi tham gia vào lễ hội Mời Mẹ Trăng trong hành trình tour Thác bản Giốc, bạn sẽ tận mắt thấy những con thuyền được đẽo bằng gỗ do chính tay người dân địa phương làm ra. Với ý nghĩa chứa đựng của cải dâng lên Mẹ Trăng và 12 bó hoa tượng trưng cho 12 đêm làm lễ, biểu trưng sự kính trọng của dân làng dành cho người.
Giao lưu nghệ thuật
Du khách tour Thác Bản Giốc từ Hà Nội đi đúng ngày lễ hội còn có cơ hội chiêm ngưỡng điệu múa dân tộc ấn tượng trong ngày lễ tiễn Mẹ Trăng và các nàng Tiên về trời. Lời hát được cất lên từ chính những người nông dân nhưng nghe rất hay, thiết tha với hy vọng mùa tới bội thu hơn để tổ chức lễ lớn hơn đón các nàng về. Đây chắc chắn là kỷ niệm bạn sẽ ghi nhớ mãi trong kỳ nghỉ này.
Những món ăn đặc sản tại Cao Bằng
Ngoài tham gia lễ hội, chiêm ngưỡng cảnh đẹp của núi rừng thì du khách đừng quên dừng chân để thưởng thức các món Đặc sản Cao Bằng. Nơi đây còn được biết đến với biệt hiệu ‘cái nôi ẩm thực Tây Bắc’. Cùng điểm lại các món ăn nức tiếng của nơi đây nhé.
Thịt gác bếp Cao Bằng
Đến Cao Bằng mà chưa thưởng thức món thịt gác bếp thì quả là thiếu sót. Đây là một món đặc sản của người dân vùng cao làm từ thịt lợn hoặc thịt trâu, thường nổi tiếng nhất là Thịt trâu gác bếp. Đầu tiên, những thớ thịt nạc dài sẽ được rửa sạch, tẩm cùng các loại gia vị sau đó treo tại gác bếp. Cho đến khi thịt từ từ săn lại và chín. Thịt gác bếp có thể xé thành từng sợi ăn luôn hoặc xào với măng khô cũng rất ngon. Hơn nữa, du khách đi du lịch thác Bản Giốc cũng có thể mua về để làm quà khi trở về.
Cá Trầm Hương
Cá Trầm Hương nướng là món ăn hấp dẫn mọi người bởi cả hương lẫn vị. Những con cá sinh sống dưới chân thác bản Giốc, ăn rễ, lá cây trầm hương đã mục nên thịt vô cùng tươi, ngon và chắc. Sau khi sơ chế, tẩm gia vị cá được bọc lại bởi lớp lá chuối rồi nước trên than hoa. Khi chín rất dậy mùi khiến cho mọi vị khách khó tính nhất cũng không khỏi xuýt xoa.
Lạp xưởng Cao Bằng
Lạp xưởng Tây Bắc từ lâu đã trở thành món ăn rất ‘được lòng’ du khách đến với Cao Bằng. Nguyên liệu chính của đặc sản này là thịt nạc ướp cùng các loại gia vị. Nếu là người tinh tế trong ẩm thực bạn sẽ cảm nhận thấy vị chua của thịt hun khói, quả, lá cây mắc mật và độ dai vừa phải của lòng non bào mỏng. Mặc dù là món ăn quen thuộc nhưng thưởng thức lạp xưởng gác bếp tại Cao Bằng bạn sẽ yên tâm hơn vì độ an toàn, khâu chế biến sạch sẽ cũng như chuẩn vị lạp xưởng của miền núi Tây Bắc.
Đi du lịch Thác bản Giốc Cao Bằng vào thời điểm diễn ra lễ hội truyền thống Mời Mẹ Trăng sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết về nền văn hóa đa dạng của các dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, bạn cũng lưu giữ lại cho mình miền ký ức đẹp về núi rừng Tây Bắc, những con người chân chất, thật thà, mến khách, chan chứa nhiều tình cảm. Và đừng quên thưởng thức các món ăn đặc sắc để cảm nhận nền ẩm thực cực kỳ ấn tượng của mảnh đất Cao Bằng nhé.