Hồng Kiều – Chứng nhân lịch sử 300 năm tại Phượng Hoàng cổ trấn
Trung Quốc được biết đến là một trong những nền văn minh cổ đại lâu đời nhất trong lịch sử loài người. Một đất nước “già” với lịch sử hơn năm nghìn năm tuổi. Phượng Hoàng cổ trấn cũng là một thành cổ đã tồn tại hơn ngàn năm trong lịch sử của quốc gia này. Tại đây có cây Cầu Hồng Kiều là một phần của chứng nhân lịch sử đó. Hãy cùng Kỳ Nghỉ Đông Dương tham gia Tour Phượng Hoàng cổ trấn để tham quan cây cầu lịch sử này nhé!
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn tour Trương Gia Giới Du Lịch Giá Rẻ 2024
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới Đường Bộ 2024
Kiến trúc cổ trấn hơn Ngàn năm tuổi
Đúng với tên gọi của mình Phượng Hoàng Cổ trấn đã có lịch sử hình thành cũng ngót nghét hơn 1300 năm. Tại đây, du khách đi Tour Trung Quốc này không khó để bắt gặp những tòa nhà cổ với lối kiến trúc Điếu cước lâu, một lối kiến trúc truyền thống của cộng đồng người Miêu, Đồng, Choang, Thổ nơi đây. Mỗi tòa nhà là một kiệt tác của tạo hóa được xây dựng lên bằng đôi bàn tay và khối óc của con người. Công trình là sự kết hợp giữa đá và gỗ vừa giúp cho công trình có được sự vững chắc bên bờ Đà giang, vừa thể hiện thẩm mỹ cho gia chủ.
Cổ trấn và những cây cầu cổ
Bên cạnh những kiến trúc nhà truyền thống độc đáo, Phượng Hoàng Cổ Trấn còn nổi bật với những cây cầu cổ mang đậm kiến trúc truyền thống của các dân tộc thiểu số nơi đây như: Vân Kiều, Phong Kiều, Cầu Gió, Vụ Kiều, Cầu Gỗ, Cầu đá nhảy... Mỗi cây cầu nơi đây đều có những câu chuyện của riêng mình thậm chí nó còn được người dân nơi đây gán cho một truyền thuyết riêng.
Hồng Kiều
So với tuổi thọ hơn 1300 năm của cổ trấn thì Hồng Kiều vẫn còn "rất trẻ". Hồng kiều được xây dựng cách đây hơn 300 năm. Tuy mới hơn 300 năm tuổi nhưng Hồng Kiều vẫn được mệnh danh là một chứng nhân lịch sử nơi đây. Cầu được xây dựng từ cuối đời nhà Minh nhưng phải sang đời nhà Thanh cầu mới chính thức hoàn thành. Cầu dài khoảng 30m, nối liền hai bờ trấn cổ. Nếu dang hết sải tay thì cầu rộng chừng hơn 4m. Kết nối giữa tầng 2 của lầu với cầu là một đường đi bậc thang uốn cong đến 120°. Với vật liệu chủ yếu là gỗ và đá. Hồng Kiều được bắc ngang Đà Giang, từng là cầu nối huyết mạch giữa 2 bên bờ của cổ trấn. Cổ trấn nói chung và Hồng Kiều nói riêng mỗi mùa đều có một vẻ đẹp riêng của nó. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông nó giống như "tính cách" của cổ trấn. Mùa xuân Hồng Kiều như một người con gái đẹp thơ mộng, quyến rũ. Mùa hè sang "người con gái đó" vẫn dịu êm đằm thắm và nhẹ nhàng dung dị. Mùa thu "người con gái đó" thật thanh thoát và hài hòa "thu đi để lại lá vàng, Hồng Kiều lặng lẽ giữa dòng Đà Giang". Khi sang tới mùa đông người con gái đó trở nên yên bình nhưng quyến rũ đầy ma mị một cách lạ thường. Hãy lên đường với Tour Phượng Hoàng cổ trấn từ TpHCM để chiêm ngưỡng cây cầu này nhé!
Phong Vũ Lầu
Phong Vũ Lầu tại vị tại tầng 2 của Hồng Kiều là một không gian văn hóa yên tĩnh nằm tách bạch hẳn tầng 1 ồn ào, ở đây trưng bày những bức thư pháp, tranh vẽ hay tác phẩm điêu khắc về Phượng Hoàng. Tuy nhiên, nếu bạn không biết tiếng Trung thì có thể sẽ thấy khá nhàm chán. Vậy thì lúc này, hãy bước qua dãy hành lang, mở cửa sổ tầng lầu này ra, cơn gió mát từ dòng Đà Giang thổi đến sẽ khiến bạn khoan khoái ngay lập tức đấy. Với những bạn trẻ thích chụp ảnh ‘sống ảo’ thì đây là nơi cực kỳ lý tưởng, với góc nhìn thu gọn dòng sông và trấn cổ vào tầm mắt. Tham gia tour Phượng Hoàng cổ trấn máy bay đảm bảo bạn sẽ có những bức hình cực ‘ảo’ ở đây đấy!
Hồng Kiều và những câu chuyện chưa kể
Hồng Kiều sừng sững đứng giữa dòng Đà Giang mà ít ai biết được nó đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của thế cuộc và thiên nhiên. Trải qua bao cuộc chiến tranh, chịu bao trận lụt lớn, nhiều lần hư hại nhưng Hồng Kiều vẫn sừng sững hiên ngang đứng giữa sông Đà làm cầu nối huyết mạch qua lại 2 bên bờ trấn cổ.
Vào năm thứ 3 Trung Hoa Dân Quốc (1914), một trận lụt lớn chưa từng có đã quét qua trấn, nước dâng cao hơn cả đỉnh cầu. Một số đoạn những cây cầu khác ở phía Nam vỡ ra, trôi đến cầu Hồng Kiều, va đập vào cầu khiến cầu bị hư hại khá nhiều. Thủ sứ trấn Phượng Hoàng Tương Tây khi ấy là Điền Ứng Chiếu đã chủ trì sửa chữa lại cầu. 2 chữ ‘Hồng Kiều’ ở đầu cầu cũng là do ông khai bút.
Năm 1955, cây cầu cao tốc vào thành phố Phượng Hoàng được xây dựng, cầu Hồng Kiều cũng bị sửa lại thành cầu đường bộ. Đến năm 2000, một nhóm doanh nghiệp nhìn thấy tiềm năng du lịch của trấn cổ Phượng Hoàng, họ quyết định tu sửa lại.
Hồng Kiều nói riêng, Phượng Hoàng cổ trấn nói chung là hình tượng đặc trưng cho sức mạnh, đôi bàn tay, khối óc con người. Hình tượng cho truyền thống Trung Hoa cổ đại. Tháng năm có thể trôi đi, nhưng cổ trấn và Hồng Kiều vẫn sừng sững đứng mãi nơi đây. Hãy đăng ký làm ngay Visa Trung Quốc để lên đường bạn nhé!
Minh Tú