Kinh nghiệm Du lịch Hoa Lư - Tam Cốc (Ninh Bình) 2024
Du lịch Hoa Lư - Tam Cốc vẫn luôn là điểm đến quanh năm nhưng đông vui nhộn nhịp nhất là mỗi mùa khai hội đầu xuân. Tour Hoa Lư - Tam Cốc được nhiều người lựa chọn để được đưa đón tận nơi về Ninh Bình du xuân - tránh cảnh phải đi xe khách đông đúc, thậm chí có thể gặp tình trạng nhồi nhét khách không mong muốn. Nếu mục đích của bạn đến đây không chỉ để bái Phật lễ chùa mà còn để tham quan ngắm cảnh, thì hãy tìm hiểu một chút về địa điểm này qua bài viết dưới đây để thấy chuyến đi thú vị hơn nhé.
Tour Chùa Bái Đính Du lịch Tràng An - Ninh Bình 2024
Cố đô Hoa Lư - Tam Cốc - Ninh Bình
Người Việt Nam chúng ta thường có phong tục tập quán du xuân đầu năm, trong đó có đi tảo mộ và đi lễ chùa chiền. Ở Ninh Bình có rất nhiều chùa, khu chùa mới xây dựa trên khu chùa cổ - vừa mới mẻ, vừa đủ sức chứa cho khối lượng khách du lịch lớn, lại vẫn giữ được nét truyền thống và thiêng liêng từ xưa. Trong số các khu danh lam thắng cảnh ở Ninh Bình, có thể kể đến Hoa Lư - Tam Cốc.
Sông nước Tam Cốc
Đến cố đô Hoa Lư - Tam Cốc như thế nào?
Nếu bạn xuất phát từ Hà Nội thì có thể chọn 1 trong 3 cách di chuyển nhanh nhất sau đây:
Cách 1: Từ bến xe Mỹ Đình (hoặc bến xe Giáp Bát) bạn có thể bắt được chuyến xe di chuyển tới Ninh Bình với mức giá chung dao động từ 50 ngàn đến 60 ngàn đồng/ người.
Cách 2: Chọn di chuyển bằng tàu hỏa chuyến từ Hà Nội tới Ninh Bình với mức giá trong khoảng từ 90 ngàn đến 120 ngàn (tùy vào đó là loại vé giường nằm, ghế mềm hay ghế cứng).
Cách 3: Nếu bạn muốn đi phượt, di chuyển bằng xe máy từ Hà Nội theo tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, rồi rẽ sang hướng Phủ Lý - Ninh Bình. Từ trung tâm Ninh Bình, bạn tiếp tục di chuyển thêm khoảng 7 km nữa là tới nơi.
Cách 4: Trong trường hợp ngại phải tự lên lịch trình, tự thuê xe hay tìm đường thì bạn có thể chọn tour Hoa Lư Tam Cốc. Việc của bạn chỉ còn là ngồi trên ô tô thưởng thức cảnh đẹp mà thôi.
Thời điểm đi Hoa Lư - Tam Cốc
Tam Cốc mùa lúa chín
Du khách có thể đến với điểm du lịch này bất cứ thời điểm nào trong năm. Vậy nhưng mùa lễ hội đầu năm, dịp Lễ Tết và mùa lúa chín vàng dọc 2 bên bờ sông ở Tam Cốc là những thời điểm mà nơi đây đón nhiều khách du lịch nhất.
Chuẩn bị hành lý
Việc chuẩn bị hành lý trước một hành trình khám phá là điều quan trọng để có một chuyến đi trọn vẹn. Không có quá nhiều lưu ý quan trọng cho du khách du lịch Hoa Lư Tam Cốc bởi hành trình chỉ đi trong ngày, nhưng bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
- Nếu bạn du lịch vào mùa hè, hay nhớ mang mũ rộng vành, kính râm và thoa kem chống nắng để tránh bị sạm da nhé. Còn nếu đi vào mùa đông, xuân thì nên mặc ấm, mang khăn quàng hoặc mũ ấm để tránh cảm lạnh bởi khi đi thuyền ở Tam Cốc trời khá nhiều gió.
- Hãy chuẩn bị cho mình những bộ trang phục “lộng lẫy” để sống ảo ngay tại Tam Cốc và cả những bộ trang phục rộng rãi, thoải mái để thuận tiện khám phá cố đô Hoa Lư cổ kính. Bên cạnh đó, những đôi giày thể thao là sự lựa chọn tuyệt vời bởi chúng vừa năng động, lại vừa giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn.
Vài nét về cố đô Hoa Lư
Cố đô Hoa Lư là kinh đô cũ của Việt Nam - trước khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (Hà Nội). Hoa Lư hiện nay nằm trong Quần thể di sản thế giới Tràng An. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy người ta đi du lịch Tràng An - Bái Đính trong cùng một ngày vì 2 khu vực này khá gần nhau, còn Hoa Lư thường được chọn du lịch cùng với Tam Cốc. Bởi riêng cố đô Hoa Lư đã có diện tích trong khoảng 13,87km2, lại nằm gần với Tam Cốc - Bích Động.
Đền vua Đinh - Cố đô Hoa Lư
Đến với Hoa Lư, du khách sẽ được ngồi thuyền ngắm cảnh non xanh nước biết, nhìn cảnh đẹp 2 bên bờ sông đầy thơ mộng. Đây chính là con sông Hoàng Long nằm quanh núi Mã Yên và núi Cột Cờ. Sông Hoàng Long gắn với truyền thuyết về Đinh Bộ Lĩnh ngày nhỏ được rồng vãng cõng bay ngang qua sông để tránh khỏi người chú đang truy đuổi. Về sau, một nhánh sông nhỏ của sông Hoàng Long là sông Sào Khê - chính là nơi mà Lý Công Uẩn hạ chiếu dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
Cố đô Hoa Lư có 2 vòng thành cổ để bảo vệ cùng với vùng núi phía sau, tạo thành lớp giáp bảo vệ Hoa Lư - bao gồm Thành Đông, Thành Tây, Thành Nam. Trong đó Thành Đông có 5 đoạn tường thành nối các dãy núi với nhau để tạo thành vòng khép kín. Khu thành Đông này còn gọi là thành ngoại - là nơi làm việc hàng ngày của triều đình Hoa Lư. Khu thành Tây cũng có diện tích tương đương với 5 đoạn tường thành nối dãy núi, nơi thành Tây này là nơi ở của vua và triều đình. Cuối cùng là khu thành Nam - là thành Tràng An với diện tích lớn, được dùng để triều đình điều động quân đội bảo vệ kinh thành.
Cổng vào cố đô Hoa Lư
Tham quan cố đô Hoa Lư, du khách đi tour Hoa Lư Tam Cốc sẽ còn được tham quan cả 2 ngôi đền ở đây là đền Vua Đinh và đền Vua Lê. Ngoài ra còn có đền thờ công chúa Phất Kim, chùa Nhất Trụ, làng cổ Trường Yên như làng cổ Yên Thành, Yên Thượng… Nếu đến đây vào dịp tháng 3 âm lịch, bạn có thể tham dự lễ hội Cố đô Hoa Lư với biểu diễn sân khấu ca nhạc, kinh kịch tưởng nhớ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành. Ngoài ra, lễ hội đền Thái Vi vào giữa tháng 3 âm lịch sẽ là lễ hội tưởng nhớ các vị vua Trần. Đến đây du lịch vào mùa lễ hội thì hãy khám phá các chương trình ca múa nhạc ở chỉ có dịp tháng 3 nhé.
Giới thiệu về Tam Cốc - Bích Động
Đây là một trong những khu du lịch được xây dựng cơ sở hạ tầng khá sớm để đón khách du lịch. Từ Cố đô Hoa Lư, du khách sẽ đi ăn trưa, nghỉ ngơi rồi mới đi đến Tam Cốc - Bích Động để đi thuyền ngắm cảnh. Các tuyến du lịch chính ở Tam Cốc có thể kể đến: Tam Cốc - đền Thái Vi - động Thiên Hương. Sở dĩ có tên Tam Cốc bởi nơi đây có 3 hang động liên kết với nhau bởi dòng sông Ngô Đồng: bao gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba. Trong các hang động này có các nhũ đá rủ xuống với hình dạng vô cùng đặt biệt, cùng với khung cảnh trên dòng sông như được mở ra chân trời mới sau khi ra khỏi động - khiến du khách thập phương vô cùng thích thú.
Cánh đồng lúa vàng ươm ở Tam Cốc
Đền Thái Vi - như đã nói ở trên - là đền thờ các vị vua Trần, thường tổ chức lễ hội vào giữa tháng 3 âm lịch. Người ta thường nói phải hết tháng 3 âm mới hết Tết, bởi có rất nhiều lễ hội lớn diễn ra trong suốt 3 tháng đầu năm, và phải sau 3 tháng âm lịch thì lượng du khách đi chùa, đi du xuân mới bắt đầu ít đi. Thế nên để tránh đi du lịch gặp cảnh đông đúc, người ta hay đi vào mùa hè. Bạn nên đi du lịch theo tour để được sắp xếp xe đưa đón, nơi ăn trưa và hướng dẫn viên mua vé tàu, vé vào cửa và giới thiệu lịch sử văn hóa nơi đây. Trong đền Thái Vi thờ các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, tướng Trần Hưng Đạo và Trần Quang Khải. Nơi đây còn thờ Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung - người có công mang ngai vàng từ nhà Lý về cho nhà Trần.
Tam Cốc từ trên cao
Một tuyến du lịch thứ 2 cũng được nhiều người tìm đến là Bích Động - Xuyên Thủy Động: nơi này từng được gọi là Nam thiên đệ nhị động - động đẹp nhất Việt Nam chỉ sau động Hương Tích. Bích Động - có nghĩa là động xanh - bao gồm một động khô và một động nước. Trong đó động khô nằm ở lưng chừng núi - là nơi tọa lạc của chùa Bích Động, và động nước có nước đâm xuyên qua lòng núi - được gọi là Xuyên Thủy Động. Du khách đi tour Hoa Lư Tam Cốc thường tham quan Xuyên Thủy Động trước, sau khi đi qua lòng núi sẽ thấy trước mặt là chùa Bích Động, lúc này du khách có thể vào khấn bái chùa. Chùa Bích Động là nơi thờ cúng các đời vua Lê - với chuông lớn được đúc từ thời vua Lê Thái Tổ. Và tới thời vua Lê Hiển Tông, chùa còn được mở rộng ra các chùa Thượng, chùa Hạ, chùa Trung.
\
Cổng vào Bích Động
Chuyến du lịch khác cũng được quan tâm là Động Tiên - Chùa Linh Cốc. Tương truyền những khối đá trong động khi gõ vào tường có âm thanh rất lạ, với nhũ đá bên trong động cũng có hình thù kỳ thú như ông tiên, cô tiên, con voi, sư tử… Chùa Linh Cốc lại nằm ở trong núi chùa Móc, thờ Tam Tòa Thánh Mẫu bao gồm: Mẫu Thượng Ngàn - Mẫu Thoải - Mẫu Liễu Hạnh.
Đi Ninh Bình ăn gì?
Thăm thú ngắm cảnh và lễ bái xong rồi thì kiểu gì cũng phải có “tiết mục” ăn uống. Vậy nhưng nếu đã đến đây mà chỉ tiện đâu ăn đó thì thật phí hoài. Dưới đây là một số món đặc sản Ninh Bình mà khách đi tour du lịch Hoa Lư Tam Cốc có thể chọn ăn.
Thịt dê núi Ninh Bình
Nhắc đến đặc sản Ninh Bình thì người ta thường nhớ đến ngay các món ăn được chế biến từ dê núi - một loại dê được nuôi thả trên núi đá, có lớp thịt săn chắc, ít mỡ và vô cùng thơm ngon. Sở dĩ, thịt dê núi Ninh Bình được nhiều người khen tấm tắc như vậy là bởi chúng ăn nhiều loại rau cỏ, thảo dược như giò vàng, bách bộ, lim xẹt, bầu trích, xoan dù,... mọc tự nhiên trên các dãy núi đá vôi ngập nước. Hương vị thơm ngon tự nhiên lại vô cùng bổ dưỡng đã khiến dê núi Ninh Bình ghi điểm ngay cả với những vị khách khó tính nhất.
Những món ăn ngon xuất sắc mà bạn phải thử ngay khi đặt chân đến Hoa Lư - Tam Cốc là: Nầm dê nướng, dê hấp, dê nướng ngũ vị, dê ủ trấu,... mỗi món ăn một hương vị lạ khác nhau. Những món ăn kèm cũng vô cùng đa dạng từ các loại rau thơm cho đến rượu Kim Sơn, Quan Nho,... và đặc biệt là ăn kèm cơm cháy Ninh Bình, ăn hoài mà không thấy ngán.
Cơm cháy Ninh Bình
Từ lâu, cơm cháy Ninh Bình đã được mọi người biết đến như là một món ăn vừa giản dị, mộc mạc chân tình nhưng cũng vô cùng thơm ngon. Không ai biết tự bao giờ, món cơm cháy lại đi vào đời sống của người dân Ninh Bình như một phần không thể thiếu, được lưu giữ và phát triển cho đến tận ngày nay. Để làm ra món cơm cháy, người ta phải chọn lựa loại gạo tám thơm, mềm, dẻo và nấu bằng nồi gang có đáy dày mới tạo ra miếng cơm cháy ngon nhất. Công đoạn canh bếp cũng khá quan trọng bởi nếu để lửa to quá sẽ khiến miếng cơm bị cháy cứng, trong khi để lửa quá bé thì miếng cháy cũng bị mất đi độ giòn. Bởi vậy mới nói, không phải ai cũng có thể làm được cơm cháy mà không phải cơm cháy ở đâu cũng có thể ngon như cơm cháy Ninh Bình.
Sau khi cơm bén đáy nồi thành cháy, người ta sẽ đem đi phơi từng miếng cơm ra vài ba nắng cho khô ráo. Cơm cháy thành phẩm phải có màu vàng ruộm, cháy đều các mặt, bẻ nhẹ thấy giòn tan. Ăn một miếng thôi đã cảm thấy ngất ngây bởi hương vị thơm ngậy, đậm đà, giòn rụm này rồi. Vì vậy, đừng bỏ qua món ăn vui miệng này khi có dịp ghé thăm Hoa Lư - Tam Cốc bạn nhé!
Ốc núi Ninh Bình
Ốc núi Ninh Bình là một loại ốc cực hiểm, chỉ sống tập trung trong các hang đá, và để đánh bắt thì phải đợi đến tận mùa mưa thì chúng mới bò ra kiếm ăn và sinh sản. Từ khoảng tháng 6 đến tháng 8 hàng năm, khách đi du lịch Hoa Lư - Tam Cốc sẽ được thưởng thức món ốc núi ngon có 1-0-2 với phần thịt thơm ngọt, dai giòn, đậm vị thuốc bắc. Người Ninh Bình còn chế biến ốc núi thành các món như làm gỏi, hấp gừng sả, xào me, nướng than hoa,... tất cả đều vô cùng hấp dẫn với những tín đồ nghiện đồ ăn vặt.
Du lịch Hoa Lư - Tam Cốc vào dịp đầu năm là thói quen của nhiều người Việt Nam, đặc biệt là những người làm ăn bởi theo truyền miệng: thờ mẫu và thờ vua Trần thường rất có ‘lộc’. Những người đến ‘xin’ các ngài ban lộc sau đó kinh doanh đều phát đạt, vì vậy hàng năm họ đều đến dâng lễ cảm tạ. Nhưng hết mùa lễ hội rồi thì mùa lúa chín hay bất kỳ thời điểm nào trong năm, du khách cũng có thể đến đây thưởng cảnh, tận hưởng không khí trong lành. Các tour Hoa Lư Tam Cốc cũng có thể đặt khá nhanh, trước khi đi 1 - 2 ngày cũng có thể đặt luôn được. Chỉ cần bạn có nhu cầu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hành trình phù hợp nhất nhé!
Bảo Châu, Hồng Anh