Du lịch Yên Tử khi nào? Đi như nào?
Tour Yên Tử - Tour Chùa Ba Vàng Giá Rẻ 1 Ngày Du lịch 2024
Tour Tây Yên Tử - Chùa Vĩnh Nghiêm - Thiền Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng
Tour Tam Chúc 1 Ngày - Chùa Tam Chúc 2024 Mới Lạ
Tour Chùa Hương Động Hương Tích 1 Ngày 2024
Tour Chùa Bái Đính Du lịch Tràng An - Ninh Bình 2024
Vùng đất Yên Tử có gì?
Yên Tử vốn là vùng đất linh thiêng được nhiều người tu tập theo Phật giáo tìm đến làm nơi thanh tịnh để thiền, nguyện và tịnh tâm. Nhưng nơi này chính thức trở thành trung tâm Phật giáo bắt đầu từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng lên đây đi tu. Bất chấp sự ngăn cản của quan lại triều thần, cũng như sự cầu xin của phi tần, ngài vẫn lên Yên Tử thành lập dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam là Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Tại đây, mỗi nơi ngài ở qua ban đầu chỉ là một hang động nhỏ, một am nhỏ… Sau đó được xây lại thành chùa và có thêm môn đồ đi theo ngài để tu tập. Dần dà Yên Tử trở thành vùng đất thiên với hàng trăm công trình lớn nhỏ làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo của đạo Phật. Thậm chí còn có câu nói: "Trăm năm tích đức tu hành. Chưa về Yên Tử chưa đành lòng tu."
Ngoài ra, nếu khách tour du lịch Yên Tử không phải là người quá sùng bái đạo Phật thì nơi đây vẫn là một điểm du lịch lý tưởng với các cảnh đẹp núi non hùng vĩ, đặc biệt thích hợp để đi du xuân. Không gian Yên Tử chỉ có rừng thông bạt ngàn cùng tiếng chuông chùa theo giờ điểm lên, nếu đến gần các ngôi chùa sẽ ngửi ngay thấy mùi nhang thoang thoảng. Chính sự yên bình và dịu dàng này đã giúp xoa dịu biết bao mệt mỏi của mọi người trong đời sống hàng ngày đấy. Không cần phải đi đâu xa, chỉ một ngày du lịch Yên Tử hòa mình vào không gian trong lành mát mẻ, chiêm ngưỡng những kiến trúc cổ và từ đỉnh núi nhìn ra toàn bộ vùng Đông Bắc rộng lớn cũng đủ giải tỏa áp lực cho bạn rồi.
Nên du lịch Yên Tử vào dịp nào?
Yên Tử vào mùa lễ hội
Thời điểm thích hợp nhất để đi Yên Tử thật ra là bất cứ lúc nào trong năm. Nếu là người thích đi chơi ngày hội rộn ràng, đông vui hoặc muốn đi hành lương lễ Phật đúng thời gian thì bạn có thể đi đúng ngày mùng 1 hay rằm hàng tháng. Với người có nhu cầu đi lễ đúng ngày, bạn có thể đi vào dịp xuân từ tháng 1 tới tháng 3 âm lịch, cụ thể là từ 10 tháng Giêng là có thể đi lễ Yên Tử rồi. Vào ngày mở đầu khai hội xuân, sẽ có các chương trình âm nhạc nghệ thuật chào đón du khách, tiếp theo đó là nghi lễ gióng trống, thỉnh chuông, chúc phúc đầu năm, cầu cho quốc thái dân an và nghi lễ đóng dấu thiên Yên Tử… Khi nghi lễ kết thúc thì du khách tour du lịch Yên Tử có thể bắt đầu hành hương lên đỉnh núi.
Ngoài ra còn có các ngày lễ cụ thể khác như:
- Ngày 23 tháng Giêng âm lịch là Giỗ Đệ tam Tổ Huyền Quang (học trò thứ 2 của vua Trần Nhân Tông).
- Ngày 18 tháng Hai âm lịch: Giỗ Thiền sư Chân Nguyên.
- Ngày 3 tháng Ba âm lịch: giỗ Đệ nhị Tổ Pháp Loa (học trò đầu tiên của vua Trần Nhân Tông).
- Ngày 15 tháng Tư âm lịch: Đại Lễ Phật Đản, rất đông tăng ni Phật Tử và du khách đến đây vào ngày này.
- Ngày 15 tháng Bảy âm lịch: Đại lễ Vu Lan.
- Ngày 1 tháng Mười một âm lịch: Quốc Giỗ Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.
- Với ngày giỗ của vua Trần Nhân Tông, lễ hội sẽ được diễn ra từ đêm hôm trước với Giáo hội Phật giáo Quảng Ninh tổ chức nghi lễ mở cửa rừng mở đầu cho lễ hội Yên Tử. Nếu chưa trải qua các lễ hội ban đêm bao giờ thì bạn có thể ghé qua Yên Tử dịp này và trải nghiệm nhé.
Đi Yên Tử như nào?
Xe khách đi Yên Tử
Từ Hà Nội đi Yên Tử bằng xe khách có thể mất từ 3 đến 4 tiếng, tùy thuộc vào việc xe khách có dừng đón khách dọc đường không. Giá vé rơi vào khoảng 120.000vnd/chiều. Hầu như xe khách sẽ dừng cho bạn xuống ở trước cổng vào Yên Tử, từ đây bạn có thể bắt xe ôm hoặc taxi để đi tiếp vào bên trong khu du lịch Yên Tử.
Giá vé cáp treo Yên Tử khứ hồi 2 tuyến là 280.000vnd/vé, còn nếu đi một chiều từng chặng thì là 120.000vnd/vé. Hầu như mọi người đều lựa chọn đi cáp treo hoặc đi bộ, nếu quá mệt khi leo lên thì bạn có thể mua vé chiều xuống cũng được.
Cáp treo lên Yên Tử
Trên mỗi điểm cáp treo đều có nhà hàng bán nước và đồ ăn cho du khách nếu đói, thông thường dịch vụ nhà hàng có cả suất ăn chay và ăn thường từ 40.000-80.000vnd/suất, bạn vẫn nên hỏi giá trước khi mua nhé. Ở Yên Tử cũng có dịch vụ ngủ lại qua đêm cho du khách với phòng đơn 150.000-500.000vnđ/phòng, hay phòng tập thể từ 100.000-180.000vnđ/giường. Nhưng nếu đi vào mùa lễ hội thì bạn nên đặt phòng trước hoặc đăng ký đi theo tour để được lo xe cộ, cáp treo và nơi ăn ngủ tiện nhất. Ở Yên Tử còn có dịch vụ resort 5* sang trọng cho người muốn lên đây nghỉ dưỡng với giá thành khá cao, nhưng nếu có khả năng tài chính thì bạn có thể trải nghiệm ngủ qua đêm ở đây, sau đó thức dậy ngắm bình minh và nghe chim hót.
Du lịch Yên Tử có điểm đến nào nổi tiếng?
Suối Giải Oan
Đi tour du lịch Yên Tử nhất định nên ghé qua Chùa Trình - Đền Trình là ngôi chùa mở đầu trước khi bắt đầu hành trình chinh phục Yên Tử.
Sau đó du khách có thể ghé qua Suối Giải Oan và Chùa Giải Oan gần đó, đây là nơi thờ, giải oan cho các cung phi của vua Trần Nhân Tông khi lên núi cầu xin vua trở về kinh thành không được mà nhảy xuống suối tự vẫn.
Chùa Đồng
Tiếp đến của cuộc hành trình, nếu bạn đi cáp treo thì ít nhất cũng phải ghé qua các điểm như Chùa Hoa Yên - đây còn gọi là chùa Cả, vì nó nằm ở vị trí trung tâm của Yên Tử và là chùa lớn nhất khu di tích. Nơi đây chính là nơi Phật Hoàng giảng đạo.
Phía trước chùa Hoa Yên còn có vườn tháp Huệ Quang là nơi cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông cũng như ngọc cốt của các vị sư đã từng tu hành tại Yên Tử.
Chùa Một Mái
Các địa điểm nổi tiếng khác như Chùa Một Mái, chùa Bảo Sái cũng là nơi bạn nên ghé qua nếu được. Khi đi cáp treo lên đến đỉnh núi, bạn sẽ đi qua Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông - bức tượng đúc bằng đồng nguyên khối lớn nhất châu Á. Đi ngang qua Cổng trời, Bia Phật và kết thúc hành trình tại Chùa Đồng - ngôi chùa nặng 70 tấn lớn nhất Châu Á trên đỉnh núi.
Trên đây là một vài thông tin hướng dẫn đến Yên Tử khi nào. Trong kỳ nghỉ tới, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nếu có nhu cầu đi yêbạn nhé.
(Nguồn ảnh: Kỳ Nghỉ Đông Dương và các nguồn sưu tầm khác. Nếu bạn là tác giả ảnh, vui lòng liên hệ với website chúng tôi. Xin cảm ơn!)