Du lịch Yên Tử có điểm đến nào đặc sắc?
Nhiều người đi tour Yên Tử thường cho rằng đích đến của Yên Tử là đỉnh núi nơi có chùa Đồng. Nhưng hành trình Yên Tử đối với các du khách thập phương và đặc biệt là tín đồ Phật giáo thì Yên Tử còn có nhiều hơn một ngôi chùa. Hãy cùng chúng tôi khám phá nhé.
Tour Yên Tử - Tour Chùa Ba Vàng Giá Rẻ 1 Ngày Du lịch 2024
Tour Tây Yên Tử - Chùa Vĩnh Nghiêm - Thiền Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng
Tour Tam Chúc 1 Ngày - Chùa Tam Chúc 2024 Mới Lạ
Tour Chùa Hương Động Hương Tích 1 Ngày 2024
Tour Chùa Bái Đính Du lịch Tràng An - Ninh Bình 2024
Chùa Trình
Chùa Trình là ngôi chùa đầu tiên bạn có thể ghé vào lễ trước khi bắt đầu hành trình leo đỉnh Yên Tử. Chùa còn có tên khác là đền Trình hoặc chùa Bí Thượng. Chùa có tuổi đời 400 năm và được xây dựng từ thời Hậu Lê với kiến trúc chữ Nhất. Nhưng tới đầu thế kỷ XX được đổi lại thành kiến trúc chữ Đinh. Tới năm 2006 chùa lại được tu sửa lần nữa và mang lối kiến trúc mở rộng như ngày nay khách tour du lịch Yên Tử nhìn thấy. Bên trong chùa bao gồm Tiền đường, Chính điện thờ Đức Phật và tòa Tả Vu, Hữu Vu thờ Thập Bát La Hán, xung quanh là nhà thờ Tổ, Tam Tổ Trúc Lâm, ban thờ vua đời Trần, Tam Hòa Thánh Mẫu, Tam Vương….
Suối Giải Oan
Nơi đây gắn với truyền thuyết về cái chết của hàng trăm phi tần, cung nữ của vua Trần Nhân Tông. Năm đó khi vua bỏ kinh thành đi lên núi Yên Tử tu tập, các quan lại trong thần đều lên đây khuyên vua trở về mà không được. Tiếp theo đó hoàng hậu và phi tần, cung nữ cũng đến Yên Tử cầu xin vua trở về, khi vua không đồng ý, lần lượt từng người nhảy xuống suối. Sau khi họ qua đời, vua Trần Nhân Tông vẫn không về kinh mà cho lập chùa Giải Oan để giải oan cho những người đã vì mình mà chết. Dòng suối này cũng có tên là suối Giải Oan từ đó và mỗi mùa hè, khách tour Yên Tử từ Hà Nội sau khi leo bộ lên Yên Tử có thể tìm đến những dòng suối mát lành này để rửa chân tay mặt mũi, nghỉ ngơi và hóng mát.
Chùa Giải Oan
Chùa Giải Oan còn có tên là chùa Hạ, chính là ngôi chùa được lập ra để siêu độ cho những phi tần của vua Trần Nhân Tông. Đây cũng là một trong ba ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Yên Tử với tên gọi được đặt theo vị trí chùa: Thượng - Trung - Hạ. Khi bắt đầu hành trình leo Yên Tử, bạn sẽ đi qua chùa Giải Oan đầu tiên. Đừng quá nóng lòng lên đỉnh núi mà bỏ qua ngôi chùa đặc sắc này nhé. Chùa được xây dựng theo cấu trúc chữ Đinh, gồm 5 gian và hậu cung mang nét văn hóa Việt Nam. Đây cũng là nơi nghỉ chân của nhiều người khi lựa chọn đi du lịch Yên Tử bằng cách đi bộ thay vì đi cáp treo đấy.
Chùa Hoa Yên
Chùa Hoa Yên còn được gọi là chùa Cả hay chùa Phù Yên. Chùa Hoa Yên nằm ở độ cao 516m trên núi Yên Tử. Vốn dĩ chùa Cả vì đây là ngôi chùa to và cao nhất Yên Tử, còn có tên là chùa Vân Yên - mang nghĩa về mây trắng xung quanh chùa, nhưng sau khi vua Lê Thánh Tông đến chơi lại thấy nơi này toàn hoa cỏ nên đã đổi tên thành chùa Hoa Yên. Trước mặt chùa sẽ nhìn ra tháp Huệ Quang và 40 ngôi tháp lớn nhỏ là tháp mộ được xây từ thời nhà Trần. Cả ba vị Tổ Trúc Lâm đều đã trụ trì tại Chùa này, cùng với 700 năm lịch sử hình thành, nơi này còn được rất nhiều đời hoàng đế, vương hầu, nhà lãnh đạo và danh nhân về thăm.
Chùa Một Mái
Khác với những ngôi chùa được xây từ thời Trần, chùa Một Mái được xây từ thời nhà Lê và có tên khác là chùa Bồ Đà. Cái tên Một Mái được hình thành vì chùa nằm vào hang động, chỉ có một mái nhô ra. Tựa như một bên dựa núi, một bên phô ra với mây trời. Chùa gồm 3 gian: Gian thờ Đức Chúa Ông, Tổ Phật và Tam Tổ Trúc Lâm ở bên ngoài, ở giữa là ban thờ thường trị Tam Bảo, gian trong cùng thờ Quan Âm Bồ Tát. Đằng trước chùa còn có tháp Thanh Long là nơi giờ thiền sư Nguyên Hội. Đây là một nhà sư đức độ có công lớn với chùa. Theo tour Yên Tử từ Hà Nội bạn đừng quên chụp kiểu ảnh với ngôi chùa đặc sắc này nhé.
Chùa Bảo Sái
Chùa Bảo Sái là ngôi chùa đặc biệt được đặt theo tên vị đệ tử thân tín của vua Trần. Nơi này không chỉ là nơi tu tập hoặc sinh hoạt của chúng tăng ni Phật tử mà vốn là nơi biên soạn, lưu trữ các tài liệu kinh văn của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Có thể dễ đoán được chính vị đệ tử Bảo Sái của vua Trần Nhân Tông đã sống và biên soạn tài liệu ở đây. Tài liệu sau khi được biên soạn xong sẽ được chuyển xuống các chùa để truyền giảng thiền Tông cho tăng ni và Phật tử trong cả nước. Từ độ cao 700m so với mực nước biển, chùa Bảo Sái ban đầu chỉ là một am nhỏ dựa vào hang động tên Ngộ Ngữ Viện, sau này đã được tu sửa lại.
Chùa Vân Tiêu
Vân Tiêu có nghĩa là tầng mây hay ý nghĩa tên chùa là Chùa trong tầng mây. Chùa nằm ở phía tây dãy Yên Tử và đứng đầu luồng gió biển thổi vào. Vào mùa mưa hoặc mùa đông, hơi nước ngưng đọng lại làm lớp mây bao phủ khắp chùa, khiến ngôi chùa như ẩn hiện trong tầng mây ấy. Chùa vốn là một am thất nhỏ tên Tử Tiêu là nơi vua Trần Nhân Tông ở trong lúc tu tập. Sau khi ngài qua đời, đệ nhị tổ Pháp Loa đã xây lại nơi này thành chùa khang trang hơn, tới năm 2001 giới Phật học Việt Nam đã vận động Phật tử công đức xây lại chùa.
Cổng trời, Bia Phật
Đây là cột mốc cho du khách trước khi lên chùa Đông, khách tour Yên Tử 1 ngày phải đi qua Cổng trời trước. Đường đi đầy những phiến đá trầm tích to lớn được xếp lại thành bậc thang đưa bạn lên đỉnh núi Yên Tử. Giờ đây đã có một con đường bậc thang đá riêng cùng với lan can bảo vệ an toàn cho du khách. Nhưng bạn vẫn có thể thấy trên bia đá khắc: A Di Đà Phật - Tứ Tự Hồng Danh cùng một bàn thờ nhỏ đằng trước, người ta gọi đây là Bia Phật.
Chùa Đồng
Đích đến mà bất cứ ai đi Yên Tử cũng nhắm tới là Chùa Đồng, ngôi chùa nặng 70 tấn nằm trên đỉnh núi cao và được ghi vào sách kỷ lục là ngôi chùa đồng lớn nhất Việt Nam. Chùa được đúng theo nguyên mẫu chùa Keo, nằm trên đỉnh núi quanh năm mây phủ, đường nét được trạm trổ tỉ mỉ và tinh xảo theo phong cách nhà Trần. Từ trên đây nhìn xuống toàn bộ thành phố bên dưới, bạn sẽ quên đi tất thảy mệt mỏi mà cuộc hành trình mình vừa trải qua mang lại.
Trên đây là những điểm đến nổi tiếng nhất đối với người hành hương Yên Tử. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tour du lịch Yên Tử phù hợp với nhu cầu của bạn như đi 1 ngày, 2 ngày hay kết hợp với các điểm du lịch khác nhé!
(Nguồn ảnh: Kỳ Nghỉ Đông Dương và các nguồn sưu tầm khác. Nếu bạn là tác giả ảnh, vui lòng liên hệ với website chúng tôi. Xin cảm ơn!)