Du lịch Thác Bản Giốc ghé thăm lễ hội Nàng Hai
Đầu tháng 5 này, khách Du lịch Thác Bản Giốc Cao Bằng đã có dịp ghé thăm và trải nghiệm Lễ Hội Nàng Hai – một lễ hội truyền thống của người dân tộc Tày nơi đây nhé. Cụ thể lễ hội có gì đặc sắc? Cùng hành trình Tour Thác Bản Giốc Kỳ Nghỉ Đông Dương tìm hiểu nhé!
Tour Thác Bản Giốc - Trà Lĩnh - Tịnh Tây - Trung Quốc 2024
Tour Thác Bản Giốc - Hồ Ba Bể 3N2Đ Giá Rẻ Dv Tốt 2024
Tour Hồ Ba Bể Tour Thác Bản Giốc Du lịch Giá Rẻ 2024 Mới Lạ
Tour Đông Bắc 5N4Đ - Hà Giang - Thác Bản Giốc - Hồ Ba Bể
Hồ Ba Bể - Thác Bản Giốc - Thái Nguyên 2 Ngày 2 Đêm
Tour Hồ Ba Bể - Thác Bản Giốc 3 ngày 2 đêm
Lễ Hội Nàng Hai Cao Bằng
Theo tín ngưỡng dân tộc Tày, trên cung trăng có Mẹ Trăng ở cùng 12 nàng tiên, cũng là 12 cô con gái của Mẹ. Mẹ Trăng và các nàng tiên hàng năm xuống trần chăm lo và bảo vệ mùa màng cho dân chúng. Lễ hội tái hiện hành trình lên trời đón Mẹ Trăng và các nàng tiên xuống trần chơi hội, thăm đồng ruộng, nhà cửa, dạy con dân cách trồng trọt, làm ăn.
Lễ hội được chia làm 3 phần: lễ đón mẹ Trăng (nàng Hai), lễ cầu nàng Hai và lễ tiễn nàng Hai. Trước khi làm lễ, người Tày cần phải chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, bài trí không gian thờ cúng trong nhà sàn, miếu thổ công và lán Hai. Miếu thổ công nằm cạnh nhà người Tày. Trên các cột của miếu dán giấy đỏ viết chữ Nho với nội dung mang ý thần thổ công ở đây,người vật đều thịnh vượng bình an. Lán Hai được dựng trước nhà người Tày, được lợp mái, trải chiếu, trang trí cỏ cây hoa lá.
Trong buổi lễ, thầy cúng sẽ mặc áo đỏ, sau thầy cúng là 14 cô gái tay cầm quạt giấy. Trong đó, 2 cô ngồi gần thầy cúng, 12 cô còn lại mặc áo chàm đen, xếp thành 2 hàng đứng sau, đại diện cho 12 nàng tiên. Nếu bạn là người yêu thích tìm hiểu văn hóa dân gian tín ngưỡng, hay thích xem những màn hầu đồng thì chắc chắn nên đến xem lễ hội này.
Lễ hội Nàng Hai tương tự với lễ hội Lồng Tồng (lễ hội xuống đồng) nhưng hình thức thể hiện lại là nhập đồng. Các nàng tiên nhập vào 12 cô gái, hát những bài hát dân gian rồi đi lên Mường trời, gặp mẹ Trăng để xin giống, xin cây, cầu phúc cầu thọ cho người dân. Người dân bản làng cũng tham gia cùng.
Sau đó là nghi thức mời Mẹ Trăng xuống trần (diễn ra trong nhà), trình báo tại miếu thổ công xin được đón Mẹ Trăng. Hành trình mời Mẹ Trăng khá gian nan, vất vả và công phu, người dân phải mời đến lần thứ 3 Mẹ Trăng mới đồng ý xuống trần.
Sau khi lễ cầu mùa màng, cuộc sống ấm no kết thúc, 12 nàng tiên của Mẹ Trăng sẽ dỡ lều, chia tay dân làng, hát những điệu hát dặn dò, hẹn gặp lại vào năm tới. Sau đó bà dẫn, Mẹ Trăng cùng bà con dân bản vừa đi vừa hát, ra tới bờ sông, thả thuyền bè tượng trưng cho sức mạnh vượt được biển khơi của Mẹ Trăng. Đứng trên bờ, Mẹ Trăng sẽ xé quạt, tung bỏng về phía người dân. Đây được xem như hành động để lại lộc cho dân làng. Ai bắt được nhiều thì có nhiều lộc.
Lễ hội Nàng Hai là một trong những lễ hội truyền thống cổ truyền của người Tày, vẫn giữ được bản sắc riêng cho tới ngày nay, thể hiện ước vọng của đồng bào với lối diễn xướng lễ độc đáo. Nếu trót bỏ lỡ lễ hội năm nay, hãy cùng Kỳ Nghỉ Đông Dương theo dõi những thông tin hàng tháng về Cao Bằng để đặt chuyến du lịch thác Bản Giốc tới trải nghiệm các lễ hội, sự kiện khác cũng đặc sắc không kém nhé!
Ghé thăm thác Bản Giốc tháng 5
Sau khi tham gia lễ hội Nàng Hai ở xã Kim Đồng, bạn cần đi khoảng 100km (2 tiếng rưỡi ô tô) để tới Thác Bản Giốc. Thời điểm này đã qua dịp lễ 30.4 – 1.5, chưa vào hẳn mùa hè – mùa cao điểm du lịch, cũng không phải mùa lúa vàng nên lượng khách du lịch tới đây khá ít. Bạn có thể tranh thủ thời điểm này để thưởng thức vẻ đẹp của thác Bản Giốc từ mọi góc độ.
Thác Bản Giốc là 1 trong 4 thác nước nằm giữa biên giới 2 quốc gia. Không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam, thác nước tuyệt đẹp này cũng được du khách quốc tế biết tới khá nhiều. Thác có 2 phần: thác chính và thác phụ. Thác phụ và một nửa thác chính thuộc về chủ quyền của Việt Nam, còn nửa thác chính còn lại do phía Trung Quốc khai thác du lịch.
Thác Bản Giốc không phải là một con thác chảy thẳng, cao vút, gây choáng ngợp bởi độ cao mà thu hút du khách ghé thăm bởi sự đứt gãy, chia tầng như bậc thang. Nước sông Quây Sơn chảy qua đây chia tách thành nhiều dải nhỏ, ồ ạt chảy xuống như những viên trân châu trắng toát, rồi lại tụ hội xuống tạo thành dòng sông êm đềm mà du khách có thể ngồi bè ra ngắm thác.
Chỉ cách thác tầm 3km là Động Ngườm Ngao rộng lớn, với những khối thạch nhũ óng ánh. Ngườm Ngao trong tiếng Tày có nghĩa là Hang Hổ. Động có chiều dài hơn 2km. Du khách tới đây như lạc trong một không gian của trí tưởng tượng, nào đây là cột chống trời, đây là đụn vàng đụn bạc, kia là bông sen, kia là thần rùa….
Khu vực thác Bản Giốc nói riêng và Cao Bằng nói chung chứa đựng nhiều tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử đặc sắc. Kỳ nghỉ tới nếu muốn tới đây khám phá hay nghỉ dưỡng, hãy liên hệ với Kỳ Nghỉ Đông Dương để được tư vấn và đặt Tour du lịch thác Bản Giốc phù hợp bạn nhé!
Ngọc Thúy