Du lịch tâm linh về với chùa Tam Chúc (Hà Nam)
Chùa Tam Chúc hiện nay đang là ngôi chùa lớn nhất thế giới nằm tại thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam. Chùa thuộc quần thể khu du lịch Tam chúc và là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn mới được xây dựng trong các năm gần đây, thu hút hàng nghìn du khách Tour chùa Tam Chúc mỗi năm. Nếu bạn là người yêu thích các chuyến đi Tour du lịch tâm linh thì đây là điểm đến nhất định phải ghé qua một lần trong đời.
Tour Tam Chúc 1 Ngày - Chùa Tam Chúc 2024 Mới Lạ
Tour Chùa Hương Động Hương Tích 1 Ngày 2024
Tour Chùa Bái Đính Du lịch Tràng An - Ninh Bình 2024
Tour Yên Tử - Tour Chùa Ba Vàng Giá Rẻ 1 Ngày Du lịch 2024
Tour Tây Yên Tử - Chùa Vĩnh Nghiêm - Thiền Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng
Chùa Tam Chúc - Ngôi chùa lớn nhất thế giới
Chùa Tam Chúc nằm trong khu du lịch Tam Chúc và giống như là một cầu nối giữa chùa Hương với chùa Bái Đính, Tràng An của tỉnh Ninh Bình. Bởi về mặt giao thông, có một trục đường nối thẳng 3 điểm chùa sẽ được xây dựng và khi đó du khách có thể đi thẳng từ chùa Hương đến chùa Tam Chúc với 20km đi lại.
Chùa được xây dựng trên nền chùa Tam Chúc cổ tự với niên đại hơn 1000 năm, chùa có thế lưng tựa núi, mặt nhìn ra hồ (Tiền Lục Nhạc, Hậu Thất Tinh) được coi là hướng tốt trong xây dựng. Theo truyền thuyết Tiền Lục Nhạc - hậu Thất Tinh thì vốn dĩ trên dãy núi nằm ở hướng Tây Nam hướng về chùa Hương có 99 ngọn núi. Trong số này có 7 ngọn núi gần với làng Tam chúc nhất nên được gọi là núi Thất Tinh, chùa ở đây cũng có tên là chùa Thất Tinh (7 ngôi sao). Vì người dân thấy 7 ngôi sao sáng trên đỉnh núi nên đã mang củi lên đối nhiều ngày để lấy đi 7 ngôi sao này, khiến cho 4 ngôi sao bị đốt nhiều nên đã mờ dần đi, chỉ còn lại 3 ngôi sao nên sau cùng chùa có tên là Ba sao - Tam Chúc.
Chùa Tam Chúc rất rộng lớn với diện tích vùng lõi là 4.000ha. Khu du lịch có 6 khu chức năng bao gồm: khu trung tâm đón tiếp, khu văn hóa tâm linh Tam Chúc, khu bảo tồn tự nhiên Quèn Vồng và hồ Tam Chúc, khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và khu du lịch cộng đồng Tam Chúc, khu sân golf và cuối cùng là trung tâm dịch vụ hậu cần. Bạn chỉ cần tập trung thời gian đi tham quan khu văn hóa tâm linh và nếu có thời gian là khu bảo tồn tự nhiên. Các khu nghỉ dưỡng hay sân golf hầu như ít người ghé qua hoặc với người có ý định nghỉ qua đêm, du lịch dài ngày ở Tam Chúc thì mới đặt phòng nghỉ lại. Theo tour du lịch tâm linh tới chùa Tam Chúc bạn nên tập trung thời gian đến thăm các gian chính.
Các khu vực chính trong chùa Tam Chúc
Đình Tam Chúc
Đây là công trình kiến trúc ở giữa lòng hồ Tam Chúc. Đình làng Tam Chúc được xây dựng trên một hòn đảo nhỏ với một lối đi từ đất hiền sang. Đình Tam Chúc nhỏ theo đúng lối kiến trúc đặc trưng của đình đền miền Bắc. Nơi đây thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt, Đinh Tiên Hoàng Đế và thần Bạch Mã. Tương truyền khi xưa, lúc Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân đã đến vùng này để chiêu mộ binh mã và tính trữ lương thực, ông còn đến đền thần Linh Lang Bạch Mã cầu đảo. Sau này khi lên ngôi, ông lệnh cho người dân lập đền thờ thần Linh Lang Bạch Mã. Còn về Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt, bà là con gái của hào trưởng nơi này, sau khi lên ngôi thì đã truyền dạy lại trò Xuân Phả cho người dân nơi đây và ở cả Thanh Hóa.
Tại di tích Nghè Xuân Phả tại Thanh Hóa cũng còn tượng thờ Hoàng Hậu Dương Thị Nguyệt cùng Đại Hải Long Vương. Theo truyền thuyết khi vua Đinh Bộ Lĩnh đang đánh giặc ngoại xâm, sứ giả được sai đi khắp nơi để tìm người hiền tài. Khi đến Nghè Xuân Phả ở Thanh Hóa thì sứ thần được báo mộng cách đánh giặc bởi Thành hoàng làng Xuân Phả. Sau đó nhà vua làm theo và thắng trận, phong tước cho Thành hoàng làng thành Đại Hải Long Vương. Nhà vua và hoàng hậu còn ban cho dân Xuân Phả 5 điệu múa để mô tả cảnh 5 quốc gia cổ thuộc Trung Hoa, Mông Cổ, Triều Tiên, Chăm Pa, Lào đem lễ vật cùng ca múa đặc sắc của nước mình tới chức mừng Hoàng đến nước Việt xưa. Có thể nói Trò Xuân Phả là điệu dân gian riêng dành cho Đải Hải Long Vương thành hoàng làng Xuân Phả.
Chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc bao gồm 5 điểm tham quan rộng lớn và cũng là điểm tham quan chính của cả khu du lịch Tam Chúc. Chùa nằm ở hướng Tây và nhìn ra hồ Tam Chúc, hiện vẫn còn cổng Tam Quan đang được xây dựng và hoàn thiện.
Điện Tam Thế
- Điện Tam Thế: là tòa lớn nhất bao gồm 3 pho tượng Tam Thế đại diện cho Quá khứ, Hiện tại và Vị lao cùng các bức phù điêu về cõi Niết Bàn được treo đầu khắp các bức tường.
- Điện Pháp Chủ: Điện nằm ở dưới điện Tam Thế bao gồm 4 bức phù điêu lớn bao trùm toàn bộ các bức tường. Mỗi bức phù điêu nói về một giai đoạn trong cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ khi ngày Đản sinh, thành Đại, thuyết Pháp cho dân chính và sau cùng là nhập Niết Bàn.
- Điện Quan Âm: đây là điện thờ không thể thiếu tại các ngôi chùa lớn. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng tượng Phật nghìn tay nghìn mắt đầy từ bi và nhân hậu trong gian điện này.
Chùa Ngọc
- Chùa Ngọc: chùa có chiều cao 15m và được xây bằng các phiến đá đỏ granit nhập khẩu từ Ấn Độ. Chùa Ngọc có tháp 3 tầng mái cong, diện tích 36m2 và có pho tượng bằng đá ngọc nặng 4,9 tấn. Chủ đầu tư còn dự định đặt ở đây 7 viên đá thiên thạch mà doanh nghiệp vừa đấu giá được.
- Vườn cột kinh: vườn nằm ở sau cổng Tam Quan và có các cột kinh nguyên phục dựng giống với cột kinh chùa Nhất Trụ ở cố Đô Hoa Lư. Vườn có 32 cột kinh bằng đá xanh Thanh Hóa, cao 13,5m, rộng 2m và nặng 200 tấn. Những cột kinh này chứa lời Phật dạy để nhắc nhở thế nhân tu nhân tích đức sau này.
Sân chùa Tam Chúc
Đền Tứ Ân
Đây là nơi thờ Phật tử Diệu Liên - bà Phạm Thị Lan, sinh năm 1961, mất năm 2018. Bà là vợ của đại gia Nguyễn Văn Trường - giám đốc công ty xây dựng Xuân Trường và cũng là chủ đầu tư khu du lịch Tam Chúc. Đền Tứ Ân có tầng 1 là nơi tiếp đón đoàn khách và đặt tượng Phật, tầng 2 có thể là nơi thờ bà Phạm Thị Lan. Du khách tour du lịch chùa Tam Chúc có thể bỏ qua điểm đến này hoặc coi đây là một nơi tham quan cũng được.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn du lịch tâm linh Tam Chúc đầy tiện lợi và thoải mái nhất khi có xe đưa đón, hướng dẫn viên tư vấn và hướng dẫn bạn đi tour nhé.
(Nguồn ảnh: internet. Nếu bạn là tác giả ảnh, vui lòng liên hệ với website chúng tôi. Xin cảm ơn!)