Du lịch hồ Ba Bể 2023 trải nghiệm lễ hội Lồng Tồng
Tour Hồ Ba Bể 2 Ngày 1 Đêm Du lịch Bắc Kạn
Tour Thác Bản Giốc - Hồ Ba Bể 3N2Đ Giá Rẻ Dv Tốt 2024
Hồ Ba Bể - Thác Bản Giốc - Thái Nguyên 2 Ngày 2 Đêm
Tour Hồ Ba Bể Tour Thác Bản Giốc Du lịch Giá Rẻ 2024 Mới Lạ
Tour Đông Bắc 5N4Đ - Hà Giang - Thác Bản Giốc - Hồ Ba Bể
Tour Hồ Ba Bể - Thác Bản Giốc 3 ngày 2 đêm
Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội gì?
Lễ hội Lồng Tồng còn được biết đến với tên gọi là Lễ hội xuống đồng. Đây là một lễ hội cổ truyền của người dân tộc Tày, nhưng cũng là lễ hội giao thoa những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc Nùng, Sán Chỉ, Dao…
Đây là lễ hội cầu mưa, mong cho mưa gió thuận hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu, đời sống nhân dân ấm no.
Lễ hội Lồng Tồng 2023 có gì đặc sắc?
Múa lân trong lễ hội
Đêm trước ngày khai hội - 30/1 (tức đêm mùng 9 tháng Giêng), một chương trình liên hoan văn nghệ quần chúng đã được tổ chức, cùng với đó là hội thả đèn hoa đăng với mong ước cho mọi sự tốt lành trong năm mới.
Thả hoa đăng trong đêm hội
Ngày 31/1 – mùng 10 tháng Giêng - lễ hội chính thức được khai mạc với sự tham dự của nhiều đồng chí lãnh đạo các sở ngành huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn cùng nhiều du khách thập phương. Trước giờ khai mạc lễ hội, các đại biểu lãnh đạo đã tổ chức lễ dâng hương tại đền An Mạ thuộc hồ Ba Bể và thả cá phóng sinh tại hồ.
Bắt đầu phần lễ là đoàn người dâng mâm cỗ để cảm tạ trời đất, các vị tổ tiên đã che chở cho nhân dân trong vùng được bình an, ấm no, mùa màng tươi tốt, vạn sự tốt lành. Dẫn đầu đoàn dâng lễ là đội múa Lân của câu lạc bộ thể dục thể thao hyện Ba Bể, sau đó là những chàng trai, cô gái trong trang phục truyền thống các dân tộc đại diện cho 15 xã, thị trấn trong huyện đưa mâm cỗ lên lễ đài để hành lễ Lồng Tồng.
Sau phần lễ, người dân và du khách hòa mình vào không khí vui tươi, tưng bừng của phần hội bằng việc thưởng thức những làn điệu hát lượn, hát sli, hát đối trai gái giao duyên của người Tày hay múa khèn của người Mông. Ngoài ra, du khách còn có dịp hiểu hơn về văn hóa dân tộc qua cuộc thi khâu còn, đẩy gậy, giã bánh dày, đánh con quay…. Không chỉ vậy, đây còn là dịp quảng bá nhiều hơn tới bạn bè bốn phương về địa danh hồ Ba Bể thông qua triển lãm ảnh “Đất và người Ba Bể” cùng với không gian trưng bày, bán các sản phẩm OCOP – nông sản đặc sản địa phương.
Các quầy nông sản trong lễ hội
Năm 2023 này, phần hội lễ hội Lồng Tồng đã có phần đổi mới, thay giải bóng chuyền da bằng giải bóng chuyền hơi, với sự tham gia của 12 đội bóng đến từ nhiều xã, huyện và thành phố trên địa bàn.
Lễ hội năm nay được nhiều khách Du lịch Hồ Ba Bể đánh giá đã tổ chức bài bản, an ninh trật tự được đảm bảo. Rác thải tại khu vực tổ chức cũng được thu gom rất sạch sẽ, nhanh chóng, giúp môi trường sạch đẹp, tạo thiện cảm trong mắt khách thập phương đến dự hội.
Hội giã bánh dày
Đền An Mạ hồ Ba Bể
Trong phần thông tin trên, chúng tôi đã nói đến đền An Mạ - nơi các đại biểu đến dâng hương trước giờ khởi hành lễ hội. Vậy đền An Mạ ở đâu trên hồ Ba Bể? Có gì đặc biệt ở ngôi đền này?
Đền An Mạ không phải nơi xa lạ gì với những ai đã từng ghé thăm hồ Ba Bể. Đây là ngôi đền cổ tọa lạc trên đảo An Mã thờ Phật, chúa Sơn Trang, Mẫu Thượng Ngàn, Đức Thánh Trần… Đền An Mạ gắn liền với sự tích hình thành hồ Ba Bể.
Đền An Mạ
Với thế hệ 8x, 9x, hồ Ba Bể đã từng được đưa vào những câu chuyện kể trên trường lớp. Chuyện kể rằng xưa kia thần Giao Long hiện hình thành một bà lão ăn xin, đi qua vùng này để thử lòng người đi hội cúng Phật. Thế nhưng ai thấy bà lão gầy còm, rách rưới, lở loét thì cũng tránh xa. Chỉ có mẹ con nhà kia thấy bà lão tội nghiệp nên thương tình đưa về nhà, lấy cơm cho bà ăn rồi mời nghỉ qua đêm.
Ngày hôm sau, bà lão ra đi. Trước khi đi, bà cho hai mẹ con gói tro, dặn rắc quanh nhà ngay để tránh nạn vì vùng này sắp có lũ lớn. Nghe vậy người mẹ liền hỏi vậy phải làm sao để cứu những người khác? Bà cụ nghĩ ngợi một lúc rồi nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa vỏ trấu cho họ rồi dặn họ dùng chúng mà làm việc thiện.
Đảo An Mã
Sau khi bà lão vụt biến mất, hai mẹ con đã vội rắc tro rồi chạy đến hội báo tin cho mọi người nhưng không ai nghe, cho là chuyện vớ vẩn. Tối đó, đám hội đang sôi nổi, người người đang lễ bái thì nước bỗng phun lên từ dưới đất, mỗi lúc một mạnh dần thành cơn lũ lụt. Mọi người đều kinh hãi, chen nhau thoát thân nhưng đã không kịp, mọi thứ đều chìm dần trong biển nước.
Trong khi đó, nhà hai mẹ con nhà kia nghe lời bà lão rắc tro quanh nhà thì lại khô ráo, nền nhà mỗi lúc một cao lên. Thấy người dân như vậy, người mẹ lên đem vỏ trấu ra, vứt xuống nước, vỏ trấu liền hóa thành thuyền lớn. Hai mẹ con nhanh chóng dùng thuyền đó chèo đi khắp nơi vớt những người bị nạn. Nơi đất sụt thành lũ ngày ấy chính là hồ Ba Bể bây giờ. Nền nhà hai mẹ con nhà góa biến thành hòn đảo nhỏ mà ngày nay người ta gọi là Hòn Bà Góa hay Đảo Bà Góa. Và đền An Mạ là nơi người dân nhớ đến công ơn hai mẹ con mà lập nên để thờ cúng họ.
Đảo Bà Góa
Ngôi đền này còn có một truyền thuyết khác. Ấy là trong cuộc chiến Lê – Mạc, các trung thần nhà Mạc đã chạy tới Động Puông và tuẫn tiết ở đó. Người dân đã cho xây đền để tưởng nhớ sự hy sinh của họ nhưng để tránh nhà Lê trả thù, họ đã đổi đền thờ họ Mạc thành họ Ma, sau đó đọc thành An Mạ, với ý nghĩa trong tiếng Tày là “mồ yên mả đẹp”.
Hồ Ba Bể luôn được biết đến là tiên cảnh của Việt Nam. Đến hồ vào những mùa lễ hội không chỉ là dịp ngắm cảnh mà du khách còn có thể tìm hiểu thêm về những phong tục tập quán, văn hóa đặc sắc của địa phương. Nếu muốn đi Tour du lịch hồ Ba Bể vào những dịp lễ hội, mời bạn liên hệ với Kỳ Nghỉ Đông Dương qua số hotline, zalo và facebook hiện trên màn hình để biết chi tiết hơn về thời điểm diễn ra hội cũng như lịch trình tour nhé!
Ngọc Thúy