Du lịch Hà Giang với những lễ hội độc đáo nhất
Tour Hà Giang 2 Ngày 3 Đêm Giá Rẻ từ Hà Nội Dv tốt 2024
Hà Nội - Hà Giang - Yên Minh - Đồng Văn 2 Ngày 2 Đêm
Tour Đông Bắc 5N4Đ - Hà Giang - Thác Bản Giốc - Hồ Ba Bể
Chợ tình Khâu Vai
Chợ Khâu Vai, nằm ở xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, Hà Giang. Chợ tình Khâu vai còn được biết đến với cái tên gọi chợ tình Phong Lưu. Phiên chợ này có lịch sử gần 100 năm và được tổ chức hàng năm vào ngày 27 tháng 3 Âm lịch.
Tham gia vào chợ tình Khâu Vai, du khách tour du lịch Hà Giang sẽ được hòa mình vào không khí tưng bừng náo nhiệt của lễ hội, đắm chìm trong tiếng đàn môi tâm tình gọi bạn cùng tiếng khèn Mông, lời hát đối đáp tỏ tình của các chàng trai, cô gái Mông, Nùng, Tày…
Chợ tình Khâu Vai là nơi mà các cặp trai gái tìm đến nhau, bao gồm cả những cặp đôi yêu nhau mà không đến được với nhau sau một hoặc nhiều năm xa cách, những người lận đận đường tình duyên, tình duyên trắc trở hay vì nhiều lý do mà không đến được với nhau. Mỗi người một hoàn cảnh. Vào đúng ngày chợ tình này, họ lại hẹn nhau để đến đây tâm sự, ôn lại chuyện xưa cũ. Tại đây, nhiều đôi vợ chồng cùng đến với nhau rồi tách ra tìm người tình cũ. Những cặp vợ chồng này không hề ghen tuông mà tôn trọng lẫn nhau, coi đó là trách nhiệm, sự thiêng liêng đối với đời sống tinh thần của nhau. Ngoài nội dung truyền thống trên, ngày nay lễ hội chợ tình còn thu hút rất nhiều du khách, thanh niên nam nữ thuộc các dân tộc trong vùng đến vui xuân đồng thời cũng là để tìm bạn tình cho mình. Rất nhiều cặp nam nữ đã nên duyên từ phiên chợ độc đáo này.
Chợ tình được chia làm hai phần, phần lễ và phần hội.
Ở phần lễ, già làng sẽ cùng các đại diện chính quyền dâng hương khai hội, dâng lễ lên miếu Ông, miếu Bà để tỏ lòng thành kính cùng sự biết ơn công lao khai khẩn vùng đất khâu vai của người xưa, đồng thời tôn vinh tình yêu đôi lứa thiêng liêng, trong sáng.
Đến phần hội là lúc khách du lịch hà Giang có thể tận hưởng không khí vui tươi, náo nhiệt của lễ hội. Các hoạt động ca hát, văn hóa, trò chơi được tổ chức để các đôi trai gái có thể tham gia.
Lễ hội nhảy lửa
Lửa trong đời sống tâm linh con người luôn có một ý nghĩa nhất định. Và trong đời sống của những người dân tộc vùng Hà Giang cũng không ngoại lệ. Một trong những lễ hội thể hiện rõ ý nghĩa của ngọn lửa nhất phải kể đến lễ hội Nhảy Lửa của người Pà Thẻn.
Lễ hội Nhảy Lửa thường được tổ chức vào cuối năm, khi thời tiết bắt đầu bước vào thời kỳ khắc nghiệt nhất, lạnh nhất của mùa đông. Nếu bạn muốn tham gia lễ hội đặc sắc này thì hãy đăng ký ngay một tour Hà Giang từ Hà Nội vào thời điểm này trong năm.
Lửa trong tâm linh của người Pà Thẻn có ý nghĩa mang lại sự ấm áp, mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu kết thúc và cầu thân linh phù hộ cho gia đình an khang, thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật. Chắc chắn trong các lễ hội của người dân tộc vùng cao, không thể thiếu được sự có mặt của các thầy mo. Trước khi bắt đầu lễ hội, các thầy mo sẽ phải làm lễ cầu thần linh. Thời gian làm lễ kéo dài từ 1 cho đến 2 tiếng trước khi lễ hội diễn ra.
Lễ vật bày lên thần của người Pà Thẻn chỉ là đồ cúng tượng trưng cây nhà lá vườn. Địa điểm diễn ra hoạt động nhảy lửa là một bãi đất trống cùng các nhạc cụ và quan trọng nhất là bài cúng mời thần về. Thầy cũng sẽ tụng bài cúng suốt 5 - 7 tiếng để mời thần linh về và ban sức mạnh cho các thanh niên trong làng - được gọi là những “nghệ nhân nhảy lửa” - giúp họ nhảy trên than hồng cháy rực mà không bị bỏng rát, đau đớn, không cháy quần áo như được “nhập đồng” vậy. Đây cũng chính là điểm đặc biệt và mà mị thu hút khách du lịch đến với lễ hội này.
Lễ hội cấp sắc
Đây là lễ hội quan trọng của người Dao, đặc biệt là với người đàn ông bởi đây là dấu mốc cực kỳ quan trọng trong đời mỗi người đàn ông. Dù đã lớn tuổi hay đã già mà chưa làm lễ cấp sắc thì vẫn bị coi là trẻ con. Người đã qua cấp sắc thì dù nhỏ tuổi vẫn được coi là người trưởng thành và được tham gia các việc quan trọng của làng, làm các việc phụ giúp thầy cúng hoặc các lễ cúng bái. Đối với người dao, lễ cấp sắc có ý nghĩa quan trọng trải qua lễ cấp sắc mới phân biệt được phải trái, có tâm , có đức. Sau này khi ra đi mới được đoàn tụ với tổ tiên.
Lễ hội Cấp Sắc không chỉ có ý nghĩa về mặt tôn giáo mà còn có ý cao về mặt giáo dục, hướng con người theo điều hay lẽ phải tránh xa cái ác. Lễ hội được tổ chức vào khoảng tháng 11 đến tháng Giêng hàng năm tại Quản Bạ, Hà Giang.
Lễ hội Cầu Trăng
Nếu người Kinh có dịp Trung Thu thì dân tộc Tày ở huyện Bắc Mê, Hà Giang có tục cầu Trăng.
Đây là lễ hội đón mẹ Trăng và 12 nàng tiên xuống đón tết Trung Thu với ý nghĩa cầu cho mùa màng bội thu, mua thuận gió hòa, bình an và may mắn. Lễ hội thường được tổ chức vào đêm 14/8 Âm lịch hàng năm với các nghi lễ cúng thần xin phép tổ chức lễ hội vào đêm hôm sau. Đến với lễ hội, du khách Tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm không chỉ được nghe những làn điệu dân ca, tham gia những trò chơi dân gian mà còn được thưởng thức những món ăn truyền thống đậm bản sắc văn hóa của người Tày như cơm lam, rau rừng, xôi ngũ sắc.
Nếu bạn là người ưa xê dịch và thích khám phá những vùng đất mới, hoang vu hay đơn giản là chỉ muốn trải nghiệm phong cách sống khác, một nền văn hóa khác thì chẳng có lý do gì mà không xách ba lô lên làm một tour du lịch Hà Giang cả. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có được một lịch trình thú vị để thể nghiệm những khía cạnh khác nhau khi đi du lịch.
(Nguồn ảnh: Kỳ Nghỉ Đông Dương và các nguồn sưu tầm khác. Nếu bạn là tác giả ảnh, vui lòng liên hệ với website chúng tôi. Xin cảm ơn!)