Lễ hội Hà Giang nào thu hút khách du lịch Hà Giang (2024)
Tour Hà Giang Hà Nội Du Lịch Hà Giang Giá Rẻ 2024 Mới Lạ
Tour Hà Giang 2 Ngày 3 Đêm Giá Rẻ từ Hà Nội Dv tốt 2024
Tour Sapa Hà Giang từ Hà Nội Giá Rẻ Du Lịch 2024 Mới Lạ
Tour Du Già Hà Giang từ Hà Nội Giá Rẻ Du Lịch 2024
Tour Khuổi My Hà Giang từ Hà Nội Giá Rẻ Du lịch 2024 Mới Lạ
Tour Hà Giang 3 Ngày 2 Đêm
Hà Nội - Hà Giang - Yên Minh - Đồng Văn 2 Ngày 2 Đêm
Tour Đông Bắc 5N4Đ - Hà Giang - Thác Bản Giốc - Hồ Ba Bể
1. Chợ tình Khâu Vai
Hay còn gọi là chợ tình Phong Lưu, chợ Khau Vai, nằm ở xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, Hà Giang. Phiên chợ đã có gần 100 năm nay và chỉ họp phiên mỗi năm 1 lần vào 27 tháng 3 âm lịch.
Lễ hội ở chợ tình Khâu Vai
Chợ tình Khâu Vai là nơi người ta tìm đến với nhau, sau một hoặc nhiều năm xa cách, do tình duyên trắc trở hoặc nhiều lý do mà không lấy được nhau, mỗi người đều có mối nhân duyên khác. Vào đúng ngày này họ hẹn nhau đến đây để tâm sự, ôn lại tình xưa. Tại đây nhiều đôi vợ chồng đến cùng nhau rồi tách ra tìm người tình cũ, họ không ghen tuông mà tôn trọng nhau, coi đó là sự thiêng liêng, trách nhiệm đối với đời sống tinh thần của nhau. Từ những năm 90 tới nay, chợ có nhiều nam nữ thanh niên các dân tộc trong vùng đến vui xuân, cũng là để tìm bạn tình nên nhiều đôi đã thành duyên từ phiên chợ độc đáo này. Đến với phiên chợ tình Khâu Vai, khách du lịch tour Hà Giang sẽ được tham gia vào lễ hội chợ tình với 2 phần:
- Phần Lễ: Già làng cùng đại diện chính quyền dâng hương bắt đầu lễ hội, dâng lễ lên miếu Ông, miếu Bà để cảm ơn công lao khai khẩn đất Khâu Vai của người xưa và tôn vinh tình yêu trong sáng lứa đôi.
- Phần Hội: Hoạt động ca hát, văn hóa thể thao truyền thống cho trai gái tham gia.
2. Lễ hội nhảy lửa
Cuối năm, khi mùa đông khắc nghiệt bắt đầu đến cũng là lúc lễ hội nhảy lửa, hay còn gọi là Lễ hội Cầu lửa của người Pà Thẻn được tổ chức.
Lễ Hội Nhảy Lửa của người Pà Thẻn
Lửa từ xa xưa đã đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm linh con người. Lửa vừa là thần bảo hộ, vừa là nỗi khiếp sợ. Đối với người Pà Thẻn, Lửa là vị thần tối cao nhất, bảo vệ họ bình an, may mắn. Lễ hội nhảy lửa như một phần của sức mạnh tinh thần, lửa tượng trưng cho sự ấm áp, họ cảm ơn thần đã cho mùa màng vừa qua bội thu và cầu thần phù hộ cho họ thịnh vượng, cầu sức khỏe, xua đuổi tà ma, bệnh tật.
Trong lễ hội Hà Giang này, lễ vật bày lên thần của người Pà Thẻn chỉ là đồ cúng tượng trưng cây nhà lá vườn, nơi tổ chức tục nhảy lửa chỉ là một bãi đất rộng, nhạc cụ của thầy cúng cũng là đồ tự chế, nhưng quan trọng nhất là bài cúng mời thần về. Thầy cúng phải tụng bài cúng suốt 5 – 7 tiếng, để mời thần linh về, ban sức mạnh cho thanh niên trong làng - những “nghệ nhân nhảy lửa” - giúp họ nhảy trên đống than hồng cháy rực mà không bỏng rát, không đau đớn, không cháy quần áo, như được “nhập đồng” vậy. Đây cũng chính là điểm ma mị huyền bí, thu hút khách tour du lịch Hà Giang đến thôn My Bắc, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
3. Lễ hội Cấp Sắc
Lễ Cấp Sắc của người Dao
Đối với người Dao, nhất là đàn ông người Dao, lễ cấp sắc là dấu mốc cực kỳ quan trọng. Dù đã già mà chưa làm lễ cấp sắc thì vẫn bị coi là trẻ con. Người đã qua cấp sắc thì dù ít tuổi vẫn được coi là người trưởng thành, được tham gia vào việc hệ trọng của làng, được giúp việc với thầy cúng và làm lễ cúng bái. Với người Dao, trải qua lễ cấp sắc thì mới biết được phải trái, có tâm có đức, khi chết mới được đoàn tụ với tổ tiên. Bởi vậy, nếu bỏ qua yếu tố tôn giáo tín ngưỡng thì lễ hội này còn mang tính giáo dục cao, qua những giáo huấn mà hướng con người đến cái thiện, không làm điều ác.
Đến Quản Bạ, Hà Giang vào mùa nông nhàn, tức là khoảng tháng 11 – tháng Giêng hàng năm, du khách đi tour Hà Giang có thể được xem lễ cấp sắc được diễn ra như nào.
4. Lễ hội Cầu Trăng
Lễ hội Cầu Trăng
Tháng Tám âm lịch, chúng ta thường đem biếu, đem tặng nhau những chiếc bánh cầu kỳ, tinh tế nhân dịp Trung Thu thì dân tộc Tày ở huyện Bắc Mê, Hà Giang có tục cầu Trăng, đón mẹ Trăng và 12 nàng tiên xuống đón Tết Trung Thu. Họ tin rằng mẹ Trăng luôn ban phước cho dân làng, cầu cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, bình an, may mắn.
Phần Lễ thường được tổ chức vào đêm 14/8 âm lịch trên một khoảng đất rộng với các nghi lễ cúng thần, xin phép tổ chức lễ hội vào đêm hôm sau.
Khách đi tour du lịch Hà Giang từ Hà Nội đến với phần Hội của Lễ Hội Cầu Trăng không chỉ được nghe những làn điệu dân ca, chơi các trò chơi dân gian mà còn được thưởng thức những món ăn truyền thống dân tộc Tày như cơm lam, rau rừng, xôi ngũ sắc…..
5. Lễ hội Gầu Tào
Đây là lễ hội truyền thống đặc sắc, thu hút người dân địa phương và du khách tour du lịch Hà Giang, như một nét đẹp văn hóa của đồng bào H'Mông ở Hà Giang nói riêng và các vùng Tây Bắc nói chung.
Lễ hội Gầu Tào
Lễ hội được diễn ra trong khoảng mùng Một đến ngày Rằm tháng Giêng. Nếu 3 năm liền đều tổ chức thì mỗi năm tổ chức 3 ngày. Còn nếu gộp 3 năm 1 lần thì tổ chức trong 9 ngày.
Lễ hội Gầu Tào được tổ chức để tạ ơn trời đất, thần linh, thổ địa đã phù hộ cho người dân khỏe mạnh, cầu phúc, cầu lộc cho mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no. Phần hội là dịp để mọi người gặp gỡ du xuân, vui chơi ca hát giao duyên bên những chén rượu đầu xuân.
Nếu có dịp đi tour Hà Giang, bạn hãy ghé qua bản làng các dân tộc, để được hòa chung trong không khí lễ hội dân dã mà náo nhiệt nơi núi rừng nhé!
(Nguồn ảnh: Kỳ Nghỉ Đông Dương và các nguồn sưu tầm khác. Nếu bạn là tác giả ảnh, vui lòng liên hệ với website chúng tôi. Xin cảm ơn!)