Du lịch chùa Tam Chúc có gì cần biết?
Tour Tam Chúc 1 Ngày - Chùa Tam Chúc 2024 Mới Lạ
Tour Yên Tử - Tour Chùa Ba Vàng Giá Rẻ 1 Ngày Du lịch 2024
Tour Tây Yên Tử - Chùa Vĩnh Nghiêm - Thiền Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng
Tour Chùa Bái Đính Du lịch Tràng An - Ninh Bình 2024
Tour Chùa Hương Động Hương Tích 1 Ngày 2024
Đến chùa Tam Chúc bằng cách nào?
Chùa Tam Chúc nằm cách Hà Nội 1,5 tiếng lái xe, du khách có thể tự lái xe máy, ô tô đi theo quốc lộ 1A rồi đến Phủ Lý, thị trấn Ba Sao để đến Tam Chúc. Hoặc với người không biết đường và không biết lái xe đường dài thì bạn có thể đi xe khách từ bến xe Giáp Bát, hoặc xe bus 206 cũng từ bến xe Giáp Bát để đến Phủ Lý, sau đó từ Phủ Lý đi taxi hay xe ôm tới chùa Tam Chúc.
Cổng chùa Tam Chúc
Thời gian đi các phương tiện công cộng này sẽ tốn thời gian hơn là bạn tự lái xe: khoảng 2-3 tiếng. Hoặc bạn có thể đăng ký du lịch Tam Chúc theo một Tour du lịch tâm linh. Sẽ có xe của đoàn du lịch đón bạn từ trung tâm Hà Nội rồi đi thẳng đến Tam Chúc mà không dừng đón khách giữa đường, hướng dẫn viên du lịch sẽ hướng dẫn và giới thiệu các điểm tham quan đặc sắc ở chùa và giúp bạn không tốn thời gian khi đến khu quần thể rộng lớn này. Theo hành trình này, bạn có thể lựa chọn đi theo ô tô du lịch thông thường hoặc xe limousine.
Xe limousine đi chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc có những khu vực nào?
Chùa Tam Chúc có 2 khu: gồm chùa Tam Chúc cổ và chùa Tam Chúc mới xây. Trong đó chùa Tam Chúc cổ được xây từ thời nhà Đinh, khi xưa trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi phát sáng tựa 7 ngôi sao, gọi là núi Thất Tinh, trước mặt chùa lại có hồ nước Tam Chúc, với 6 ngọn núi nằm giữa lòng hồ được ví như 6 quả chuông từ trời rơi xuống - gọi là Lục nhạc. Do đó chùa Tam Chúc được gắn với câu nói: Tiền Lục nhạc - hậu Thất tinh. Tuy nhiên do người dân lên đỉnh núi Thất Tinh lấy ánh sáng từ núi về nên 7 ngôi sao dần biến mất, chỉ còn lại 3 sao, nên từ đó về sau gọi thành Tam Chúc. Chùa Tam Chúc cổ còn thờ những vị quốc sư nổi tiếng phát triển Phật giáo Việt Nam như Sư Tổ Đạt Ma, thiền sư Khuông Việt, thiền sư Đỗ Pháp Thuận, Thiền sư Nguyễn Minh Không, hòa thượng Thích Thanh Tứ.
Quần thể chùa Tam Chúc
Về chùa Tam Chúc mới xây dựng ở phía tây và nhìn ra hồ Tam Chúc, nơi này còn có vườn cột kinh, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế và tháp Ngọc mới xây vô cùng rộng lớn và đẹp mắt. Tổng thể khu di tích được ví như “vịnh Hạ Long trên cạn”. Và về các điểm tham quan nổi bật ở khu chùa Tam Chúc mới này có thể kể đến cho khách đi du lịch chùa Tam Chúc dễ tham quan:
- Điện Tam Thế: Đây là tòa nhà lớn nhất của chùa Tam Chúc với khuôn viên có cây Bồ đề được chiết từ cây Bồ đề vĩ đại Cát tường trong thánh tích Mahamegha, Sri Lanca. Điện Tam Thế được làm bằng gỗ tinh xảo với những cánh cửa rộng lớn, bên trong gồm ba pho tượng Tam Thế đại diện cho quá khứ, hiện tại, tương lai.
Điện Tam Thế
- Điện Quan Âm là nơi thờ Phật nghìn tay nghìn mắt.
Điện Quan Âm
- Điện Pháp Chủ là nơi có 4 bức phù điêu lớn trên tường kể về câu chuyện cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Bạn sẽ được xem 4 câu chuộc cuộc đời ngài từ khi sinh ra tới khi đắc đạo: Ngày Đản sinh, Thành Đạo, Thuyết Pháp và Niết Bàn.
Chùa Ngọc
- Tháp Ngọc hay còn gọi Chùa Ngọc có chiều cao 3 tầng mái cong, tổng chiều cao 15m, diện tích 36m2. Trong tháp đặt pho tượng bằng đá ngọc nặng 4.9 tấn vô cùng đẹp và lộng lẫy, chắc chắn sẽ là điểm chụp ảnh tuyệt vời của các du khách thích chụp ảnh đấy.
Ngoài các địa điểm kể trên, Chùa Tam Chúc mới còn có cổng Tam Quan, vườn Cột Kinh cũng rất đẹp và là điểm chụp ảnh ưa thích của du khách. Hãy nhớ ghé qua khi theo hành trình Du lịch tâm linh này nhé.
Vườn Cột Kinh
Giá vé và di chuyển ở Tam Chúc như nào?
Để thuận tiện di chuyển trong khuôn viên 1000ha chùa, ban tổ chức chùa Tam Chúc có xe điện đưa khách từ cổng chùa đến khu chính điện và ngược lại với giá 90.000vnd/người. Sau đó du khách có thể tham quan chùa bằng đường bộ.
Du thuyền tham quan Tam Chúc
Một cách đi khác là du khách tour chùa Tam Chúc từ Hà Nội có thể đi tham quan một chiều bằng du thuyền, sau đó trở về bằng xe điện một chiều thì giá vé cả thuyền lẫn xe là 200.000vnd/người. Rất nhiều du khách chọn cách đi ngày vì được ngồi lên thuyền, tham quan lòng hồ Lục Nhạc và lễ đình Tam Chúc, chụp ảnh bến thuyền cổ kính là trải nghiệm tuyệt vời đấy. Sau đó quãng đường đi bộ tham quan sẽ đi qua vườn Kinh, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Bảo, Chùa Ngọc rồi cổng Tam Quan. Đến đây bạn có thể lên xe điện và được đưa về cổng chùa.
Chùa Tam Chúc có dịch vụ gì?
Ở Tam Chúc có dịch vụ khá đặc biệt là tiệc Trà Du Thuyền diễn ra từ 16h30-18h30 hàng ngày. Nếu bạn đi xe máy hoặc có ô tô gia đình thì nên ở lại chiều tối để thưởng trà, ngắm hoàng hôn trên hồ Lục Nhạc. Khắp Hà Nam chỉ có duy nhất hồ Lục Nhạc là có cảnh mặt trời lặn dưới mặt nước thôi đấy.
Nhà hàng trong chùa
Nếu bạn không muốn đi xe tối về Hà Nội thì có thể ngủ nghỉ lại chùa Tam Chúc. Nơi này có khách sạn để nghỉ trưa hoặc nghỉ qua đêm với giá từ 900.000vnd/phòng với chất lượng dịch vụ cao cấp. Ngoài ra có nhà hàng Thủy Đình ở tầng 3 trung tâm hội nghị quốc tế Vesak vô cùng hiện đại và cao cấp. Nếu đi theo tour thì bạn sẽ được cung cấp đồ ăn trưa hoặc suất ăn trưa tại nhà hàng. Còn nếu du lịch tự túc thì bạn nên tìm hiểu cách mua đồ ăn, giá tiền khi đến ăn tại đây nhé.
Có gì cần lưu ý khi du lịch chùa Tam Chúc?
Chùa Tam Chúc khá rộng và dù có xe điện bạn vẫn phải đi bộ dài đấy. Nên hãy mặc quần áo thoải mái và đi giày dép đế mềm, dễ đi lại. Bạn cũng không nên mặc quần short, váy ngắn hay trang phục không lịch sự khi đi chùa nhé vì đây là điều tối kị. Ngoài ra ở chùa có khá nhiều du khách đến thắp hương nên bạn cũng không nên thắp hương thêm để tránh quá nhiều hương khói khi vào điện.
Thời gian đẹp nhất để tham quan chùa Tam Chúc là vào mùa thu mát mẻ hoặc mùa xuân đầu năm mới là mùa lễ hội. Tùy vào thời gian rảnh của mình mà bạn có thể đến tham quan chùa Tam Chúc nhé. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn sẽ có chuyến đi du lịch tâm linh tuyệt nhất!
(Nguồn ảnh: Kỳ Nghỉ Đông Dương và các nguồn sưu tầm khác. Nếu bạn là tác giả ảnh, vui lòng liên hệ với website chúng tôi. Xin cảm ơn!)