Du lịch chùa Tam Chúc 1 ngày thế nào để không mệt?
Tour Tam Chúc 1 Ngày - Chùa Tam Chúc 2024 Mới Lạ
Tour Yên Tử - Tour Chùa Ba Vàng Giá Rẻ 1 Ngày Du lịch 2024
Tour Tây Yên Tử - Chùa Vĩnh Nghiêm - Thiền Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng
Tour Chùa Hương Động Hương Tích 1 Ngày 2024
Tour Chùa Bái Đính Du lịch Tràng An - Ninh Bình 2024
Đến chùa Tam Chúc như nào?
Kiến trúc chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc nằm ở xã Ba Sao, tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội 70km. Các bạn trẻ có thể đi xe máy hoặc xe khách đến đây trong vòng 2 tiếng.
Nếu đi xe máy bạn có thể đo qua Giải Phóng, qua Bến xe Nước Ngầm về Thường Tín, Phú Xuyên rồi lên quốc lộ 1A vào Phủ Lý, sau đó đi đến quốc lộ 21 khoảng 10km là tới chùa Tam Chúc.
Nếu đi xe khách, hãy đến điểm đón bến xe buýt đền chùa Tam chúc hoặc ra bến xe Giáp Bát hỏi xe về Pháp Vân, Cầu Giẽ nhé. Có tuyến xe buýt riêng từ Hà Nội đi Phủ Lý 15 phút 1 chuyến, giá chỉ 30.000vnd/ người thôi và khi đến Hà Nam bạn có thể bắt xe ôm vào chùa Tam Chúc.
Ngoài ra, nếu thích đi riêng tư hơn, bạn có thể đi theo tour chùa Tam Chúc bằng xe limousine với chi phí tiết kiệm, được đưa đón tiện lợi và có hướng dẫn viên ở chùa nhé.
Tham quan Tam Chúc như nào để không mệt?
Du thuyền đi thăm chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc nằm trong khu quần thể du lịch tâm linh Tam Chúc. Nơi này có địa hình Tiền lục nhạc, Hậu thất tinh với ba mặt xung quanh được bao bọc bởi núi Thất tinh, trước mặt là hồ Tam Chúc, xa xa là núi Lục Sơn thủy. Theo truyền thuyết, núi Lục Sơn Thủy có sáu quả chuông nhà trời đưa xuống, còn núi Thất Tinh phía sau từng có bảy ngôi sao sáng lung linh mỗi đêm. Tuy nhiên sau này người dân đã lên núi đốt sao lấy lửa để sinh hoạt về đêm, bảy ngôi sao chỉ còn lại ba ngôi sao, từ đó gọi nơi đây là Tam Chúc.
Phù điêu lớn trong điện Pháp Chủ
Nơi này được xây dựng với diện tích 545ha, do đó ngay từ cổng vào chùa Tam Chúc, có một khoảng sân rộng hoành tráng chào đón khách du lịch chùa Tam Chúc. Để đỡ mất thời gian và đỡ mệt, từ cổng khu du lịch đi vào chùa có thể đi xe điện hoặc đi thuyền. Đương nhiên nhiều người lựa chọn đi thuyền để có thể thoải mái ngắm cảnh non nước hữu tình. Thuyền đi mất 15 - 20p nên bạn tha hồ ngắm cảnh và tạo dáng chụp ảnh nhé. Còn nếu đi bằng xe điện thì chưa đến 10 phút là đã đến trước sân chùa. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc cổ nhưng vẫn có những nét đặc biệt riêng để các bạn trẻ yêu thích chụp ảnh có thể ghé qua chụp ảnh check-in được. Về tổng thể kiến trúc chùa Tam Chúc gồm các điểm tham quan và cúng lễ như: Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Chùa Ngọc và Vườn Cột Kinh. Bất cứ nơi nào cũng đều chụp ảnh được và có nét linh thiên rất riêng nên hãy cố gắng đi hết nhé. Tuy nhiên nếu sức khỏe không đủ, du khách tour Tam Chúc có thể bỏ qua chùa Ngọc nằm trên đỉnh núi cao nhất trong quần thể chùa. Nhưng nếu đủ sức thì nên đi nhé vì quang cảnh chùa Tam Chúc nhìn từ chùa Ngọc sẽ rất tuyệt đấy!
Đình Tam Chúc
Điện Tam Thế là tòa chùa lớn nhất, có hàng cửa làm bằng gỗ chạm khắc tinh xảo, phía trước Điện là ba pho tượng Tam Thế đại diện cho Quá khứ, Hiện tại và Vị lai. Trên các bức tường của Tam Thế là bức phù điêu về cõi Niết Bàn. Tiếp theo là Điện Pháp Chủ nằm ngay bên dưới điện Tam Thế. Trong nơi này có 4 bức phù điêu lớn bao trùm toàn bộ các bức tường kể về cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ khi ngài sinh ra cho đến khi làm Phật. Theo truyền thuyết xưa, từ khi mẹ ngài mang thai, bà đã mơ thấy chú voi trắng đi vào bụng mình và được dự đoán sẽ sinh ra một người tài ba xuất chúng. Sau khi ngài trở thành thái tử, ngài đã cưới vợ và sinh con như một người thừa kế đất nước, nhưng rồi ngài từ bỏ tất cả vinh hoa phú quý để đi tu, từ lúc tu khổ hạnh (nhịn ăn nhịn uống) cho đến khi ngài tìm ra cách tu mới: có thể ăn uống bình thường nhưng tâm trí phải được khai sáng, bao dung, từ bi.. ngài đắc đạo thành Phật và quay trở về đất nước giảng dạy cho chúng đệ tử cũng như chính vua cha và vợ con mình. Toàn bộ câu chuyện trên đều được khắc đầy lên 4 bức phù điêu trong điện Pháp Chủ. Trong điện Quan Âm thờ Phật nghìn tay nghìn mắt cũng có những bức tường phù điêu đặc biệt được tạc bằng đá núi lửa trông giống hệt gỗ thật, với chi tiết kỳ công tỉ mỉ được làm bởi người thợ lành nghề. Bức tường này thể hiện các kiếp luân hồi của đức Phật nhằm thể hiện lòng từ bi nhân hậu của ngài.
Vườn cột kinh
Qua các điện thờ là đến khu vực tham quan bên ngoài mà khi đi tour Tam Chúc bạn không thể bỏ lỡ: chùa Ngọc và Vườn cột kinh. Chùa Ngọc có chiều cao 15m được xây bằng các phiến đá đỏ granit nhập từ Ấn Độ, trong chùa Ngọc có pho tượng bằng đá ngọc nặng 4,9 tấn. Chùa có 3 tầng mái cong diện tích 36m2, trông như một tòa tháp xinh đẹp cho khách thập phương ngắm nhìn từ đằng xa. Vườn cột kinh cũng là điểm chụp ảnh yêu thích của giới trẻ nằm ngay sau cổng Tam quan. Trên sân rộng có 32 cột đá xanh Thanh Hóa cao 13,5m rộng 2m, nặng 200 tấn đứng thành hàng, cột tròn với những cánh sen trang trí xung quanh, bên dưới là bát đỡ bằng nụ sen và khắc câu kinh phật dạy trên cột để nhắc nhở thế hệ tương lai phải tu nhân tích đức.
Chùa Ngọc
Ngoài ra nơi này còn có đền Tứ Ân là nơi thờ bà Phạm Thị Lan - vợ của chủ đầu tư xây dựng khu quần thể Tam Chúc. Nên bạn có thể bỏ qua điểm đến này hoặc đến đây xem qua cũng được, vì nơi này không khác gì nhà thờ tư gia, nhưng to hơn và có tượng phật bên trong.
Tour Du lịch tâm linh Tam Chúc không hề đắt đỏ bởi chi phí đi lại, ăn uống một ngày là khá rẻ. Nếu bạn muốn ở lại đây buổi tối để ngủ qua đêm và xem vui chơi ca hát buổi chiều tối trên hồ thì có thể hỏi các công ty bán tour hoặc công ty dịch vụ tại Tam Chúc để được tư vấn thêm. Du lịch tâm linh kết hợp với tham quan thắng cảnh đang được nhiều bạn trẻ yêu thích bởi giữa cuộc sống bộn bề và bon chen, nhiều người lại chọn tìm đến những nơi linh thiêng như đền chùa để được tịnh tâm và cảm thấy yên bình khi nghỉ ngơi và tìm lại bản thân mình của trước kia. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết du lịch Tam Chúc nhé.
(Nguồn ảnh: Kỳ Nghỉ Đông Dương và các nguồn sưu tầm khác. Nếu bạn là tác giả ảnh, vui lòng liên hệ với website chúng tôi. Xin cảm ơn!)