Du lịch chùa Hương đi như nào? Khi nào? Nên ăn gì?
Tour Chùa Hương Động Hương Tích 1 Ngày 2024
Tour Tam Chúc 1 Ngày - Chùa Tam Chúc 2024 Mới Lạ
Tour Yên Tử - Tour Chùa Ba Vàng Giá Rẻ 1 Ngày Du lịch 2024
Tour Chùa Bái Đính Du lịch Tràng An - Ninh Bình 2024
Tour Tây Yên Tử - Chùa Vĩnh Nghiêm - Thiền Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng
Du lịch chùa Hương đi như nào?
Chùa Hương thuộc xã Mỹ Đức - Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 55km. Để đi đến chùa khách du lịch tâm linh có thể lựa chọn các phương tiện như đi xe máy, ô tô, xe bus… Sau đây là hướng dẫn đường đi chùa Hương dành cho bạn nếu đi tự túc:
Chùa Thiên Trù trong quần thể Chùa Hương
- Đi bằng ô tô: nếu đi du lịch chùa Hương bằng ô tô quý khách có thể đi từ đường cao tốc Pháp Vân, Cầu Rẽ đi hướng Đồng Văn sau đó chuyển hướng theo đường quốc lộ 38. Từ quốc lộ 38 đi theo hướng chợ Dầu - chùa Hương là tới nơi.
- Đi bằng xe máy: nếu đi bằng xe máy có thể về hướng Nguyễn Trãi -> Hà Đông. Đến ngã ba Ba La thì rẽ trái đi về hướng Vân Đình - chùa Hương. Di chuyển bằng xe máy bạn nên sử dụng google map và hỏi thăm người dân xung quanh để tìm được con đường tiện nhất để đến chùa. Bên cạnh đó nhớ mang theo đầy đủ giấy tờ xe để sử dụng khi cần.
- Đi xe bus: hiện nay để về chùa Hương có xe bus 103 (từ bến xe Mỹ Đình - Hương Sơn). Tuy nhiên xe chỉ về đến bến xe bạn phải thuê xe ôm để đi từ bến đến chùa.
Đối với những bạn lựa chọn đi theo tour du lịch chùa Hương sẽ có xe đưa đón tại điểm tập trung đến tận nơi vì thế không còn phải lo nghĩ nên đi theo đường nào hay đi bằng phương tiện gì, mua vé cảnh điểm hay vé cáp treo như nào... Đồng thời lựa chọn du lịch theo tour sẽ an toàn hơn trong quá trình di chuyển bởi vì các tài xế đều có kinh nghiệm và lái xe cẩn trọng.
Suối Yến chùa Hương
Nên du lịch chùa Hương khi nào?
Nên đi tour du lịch tâm linh chùa Hương vào khi nào là thắc mắc của rất nhiều người. Có lẽ nếu du khách muốn đến dâng lễ, cầu nguyện thì thời điểm tốt nhất là vào tháng Giêng cho đến tháng 2 âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm chùa Hương đông khách nhất, có đến hàng trăm nghìn người từ khắp nơi đến tham dự lễ hội do chùa tổ chức, cầu nguyện đầu năm cho năm mới suôn sẻ.
Lễ hội chùa Hương được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm. Tại lễ hội du khách có dịp thưởng thức những chương trình ca nhạc do chính đội văn nghệ địa phương thực hiện như hát chèo, hát văn… Hay các trò chơi truyền thống như đua thuyền, kéo co, đẩy gậy…
Lễ hội chùa Hương
Khoảng tháng 3 âm lịch chùa Hương cũng vẫn đông khách tham quan, không chỉ cúng vái mà còn vãn cảnh chùa, tận hưởng khung cảnh non nước hữu tình, ngắm hoa gạo nở đỏ rực bên dòng suối Yến róc rách. Bên cạnh đó, khung cảnh đất trời nơi đây vẫn còn tràn ngập sắc xuân, không gian tươi mát, xanh rờn mang cảm giác thư giãn, thoải mái cho khách du lịch đi tour chùa Hương từ Hà Nội.
Ngoài ra vào các tháng 9, 10, 11, 12 là thời điểm lý tưởng nhất để du khách hành hương lễ chùa, tận hưởng khoảnh khắc tuyệt vời giữa chốn ‘bồng lai tiên cảnh’. Đồng thời khung cảnh vào cuối năm ở chùa Hương khá nhộn nhịp, tạo nên không khí vui vẻ thứ thái cho khách tham quan.
Suối Yến mùa hoa súng
Đặc sản chùa Hương có món gì ngon?
Chùa Hương có rất nhiều đặc sản nổi tiếng du khách có thể thưởng thức hoặc mua về làm quà cho gia đình, bạn bè. Nếu đã có cơ hội ghé thăm chùa Hương đừng quên thử những món sau đây nhé.
- Chè lam: là một trong các món ăn vặt nổi tiếng tại đây, làm từ bột gạo mềm, dẻo với hương thơm của gừng, vị ngọt thanh nên từ trẻ em đến người già đều có thể thưởng thức món ăn này. Đặc biệt, khi ăn du khách đi du lịch chùa Hương nên thưởng thức cùng trà để xua tan bớt đi vị ngọt của chè lam.
Chè lam
- Chè củ mài: đây là món ăn dân dã mà bạn không nên bỏ qua nếu về với đất Phật chùa Hương. Chè có vị thơm nhẹ, thanh mát và được trang trí vài miếng củ mài thái mỏng lên phía trên trông rất đẹp mắt. Chè củ mài rất thích hợp để khách du lịch thưởng thức lúc nghỉ ngơi sau những lúc mệt, mỏi chân. Chè củ mài có giá rẻ chỉ từ 10.000đ - 15.000đ/ bát.
- Bánh củ mài ngũ cốc: dù mới xuất hiện cách đây một vài năm nhưng bánh củ mài được rất nhiều du khách đi tour chùa Hương yêu thích và thưởng thức. Bánh củ mài ngũ cốc làm trực tiếp nên khi đặt bạn có thể nhìn thấy quy trình làm bánh và hình ảnh sợi dài chạy từ máy được cắt thành từng miếng vừa miệng rồi đóng túi. Bánh củ mài có màu nâu nhạt, ăn giòn và rất thơm nên thường mua về làm quà biếu cho gia đình.
Bánh củ mài ngũ cốc
- Mơ chùa Hương: đi chùa Hương thứ quả được mua nhiều nhất có lẽ là quả mơ. Mơ trồng ở các sườn núi hay thung lũng quả dày thịt, hạt nhỏ, chua vừa chứ không gắt nên dễ ăn. Mơ chùa Hương có thể ngâm rượu hoặc làm siro để giải khát vào mùa hè. Chắc chắn đây là thức uống mà nhiều người yêu thích từ trẻ con đến người già.