Đình Trà Cổ nơi địa đầu Tổ Quốc - Du lịch Trà Cổ (2024)

Hành trình du lịch Trà Cổ không chỉ đưa bạn đến với cột mốc hay vùng biển địa đầu Tổ Quốc mà còn dẫn bạn tới đình Trà Cổ - một trong những ngôi đình cổ xưa còn tồn tại tới ngày nay. Cùng Kỳ Nghỉ Đông Dương khám phá một số nét đặc biệt của đình trước khi theo Tour Trà Cổ tới đây bạn nhé!

Đình Trà Cổ ở đâu?


Vị trí đình Trà Cổ

Đình Trà Cổ nằm ở khu Nam Thọ, phường Trà Cổ, cách bờ biển Trà Cổ của tp. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh tầm 150m. Đình nằm trong khu dân cư mà người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề liên quan đến đánh bắt, nuôi trồng hải sản.

Từ đình đi thẳng đường Tràng Vĩ tầm 5km là bạn có thể tới mũi Sa Vĩ – nơi có cột mốc cực Đông Bắc Việt Nam. Ngoài ra, đình cách trung tâm thành phố Móng Cái khoảng 8km. Đây là một vài thông tin cơ bản để bạn có thể lên lịch trình đến đình Trà Cổ và những điểm du lịch xung quanh đó cho hợp lý.

tour trà cổ

 

Đến đình Trà Cổ như nào?

Nếu đi từ Hà Nội hoặc các tỉnh phía Bắc, bạn có thể đến bến xe khách, chọn nhà xe có tuyến đi Móng Cái – Trà Cổ. Rồi từ thành phố Móng Cái bạn đi tiếp bus tuyến 7 hoặc đi xe ôm, taxi thêm tầm 20 phút tới đình Trà Cổ.

Ở Hà Nội thì bạn tới bến xe Mỹ Đình, chọn các nhà xe như Ka- Long, Thảo Chiều, Công Phượng… Giá vé mỗi người khoảng 250.000 – 300.000đ/chuyến.

du lịch trà cổ
Xe đi Móng Cái

Nếu đi phương tiện cá nhân từ Hà Nội thì bạn đi theo lộ tuyến: QL5 => QL1B => Bắc Ninh => QL18 => Đường Trần Nhân Tông. Rồi cứ đi thẳng đường Trần Nhân Tông vào đường Tràng Vĩ hướng ra biển là tới đình Trà Cổ. Quãng đường này khá xa, tầm 300km, đi khoảng 5 tiếng. Bạn chú ý thời gian để sắp xếp lịch trình cho hợp lý nhé!

Ngoài ra, nếu không rành đường hoặc đi nhóm đông, bạn có thể đi theo tour Trà Cổ Hạ Long hoặc tour Trà Cổ riêng biệt cho thuận tiện. Như vậy không phải lo tự tìm xe, tìm đường, đặt phòng nghỉ hay đến các điểm tham quan như nào.

 

Đình Trà Cổ có gì đặc sắc?

tour trà cổ 2 ngày 1 đêm

Đình Trà Cổ được cho là xây dựng từ thế kỷ 16, khoảng năm 1550, thời Hậu Lê, và đã trải qua nhiều lần trùng tu lớn. Đình mang đậm nét kiến trúc đình truyền thống của đồng bằng Bắc Bộ nên đã từ rất lâu, đình Trà Cổ được ví như “cột mốc văn hoá” ở nơi địa đầu vùng biển Tổ quốc.

Đình Trà Cổ gồm có 5 gian: 2 chái tiền đường cùng 3 gian hậu cung. Kiến trúc tổng thể tuy đồ sộ nhưng các đầu đao, con guột uốn cong hình rồng lại tạo cho đình sự uyển chuyển mềm mại. Trong đình có 48 cột cái và cột quân được làm bằng gỗ lim, đặt trên tảng kê bằng đá xanh. Cột được đan xen bởi những xà ngang dọc, trên các đầu xà gồ đều chạm trổ đầu rồng. Hai đầu hồi có hai bức hoành phi sơn son thếp vàng đề tám chữ:

“Nam sơn tịnh thọ” (Nước Nam bền vững)

“Địa cửu thiên trường” (Đất vững trời dài)

tour trà cổ hạ long

Hiện nay trong đình Trà cổ vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như bộ kiệu bát cống, hạc rùa, bộ bát biểu, bộ thất sự bằng đồng và hàng chục bức đại tự, câu đối, hoành phi, cửu võng... Nội dung của hoành phi, câu đối mang đầy hào khí tự chủ, tự cường dân tộc. Không chỉ thu hút khách du lịch mà đình còn hấp dẫn những nhà nghiên cứu tìm hiểu về kiến trúc văn hóa của một thời hào hùng trong lịch sử.

tour du lịch trà cổ

Trong đình Trà Cổ Móng Cái thờ 6 vị tiên công người Đồ Sơn (Hải Phòng) cùng Quận He Nguyễn Hữu Cầu. Ông là một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa thời Lê - Trịnh, quê cũng ở Đồ Sơn. Người xưa kể rằng khoảng đầu thế kỷ 16 có 12 hộ dân chài từ Đồ Sơn đi đánh cá nhưng giông bão thổi dạt đến đất này. Sau này 6 gia đình không chịu được khó khăn ở đây mà quay về nên chỉ còn 6 gia đình ở lại lập nghiệp.

Chuyện thú vị là những người quay trở về Đồ Sơn nói: “Ở đây ăn bổng lộc gì. Lộc sung thì chát, lộc si thì già” còn 6 hộ chọn ở lại Trà Cổ thì động viên nhau: “Ở đây vui thú non tiên. Tháng ngày lọc nước lấy tiền nuôi nhau”. 6 hộ ở lại trở thành những tiên công lập nên làng Trà Cổ và hiện được thờ trong đình.

tour trà cổ móng cái

Cái tên Trà Cổ được giải thích là tên ghép của hai làng: Trà Phương, Cổ Trai thuộc huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Đó là đất phát tích của nhà Mạc đầu thế kỷ 16. Cũng từ câu chuyện tiên công mà người Trà Cổ có câu “Người Trà Cổ, tổ Đồ Sơn” để răn dạy con cháu nhớ đến tổ tiên nguồn cội.

Những sách địa chí cổ thì chép rằng  dân Đồ Sơn xưa kia dũng mãnh hơn người, ăn sóng nói gió. Sinh sống ở nơi đầu sóng, ngọn gió, thường xuyên phải đối mặt với bọn cướp bể và giặc ngoại xâm, người Đồ Sơn thường phải tự lực mà bảo vệ xóm làng, bảo vệ tính mạng. Có lẽ do di truyền từ tổ tiên ở Đồ Sơn mà người dân Trà Cổ ngày nay vẫn những đặc trưng rất riêng, khác hẳn so với các địa phương ven biển khác ở Quảng Ninh là giọng nói to, tính tình thẳng thắn. Đây cũng là tính cách mà nhiều người nghĩ đến khi liên tưởng đến những cây phi lao, cây dương ở mũi Sa Vĩ – cột mốc Trà Cổ, kiên cường mà vươn thẳng.

du lịch trà cổ móng cái

Đình Trà Cổ này chính là nguyên mẫu của bài hát “Mái đình làng biển”, sáng tác bởi nhạc sĩ Nguyễn Cường và đã được nhiều ca sĩ thi giọng hát Sao Mai chọn thể hiện.

 

Lễ hội đình Trà Cổ diễn ra khi nào?

Bạn có thể đi du lịch Trà Cổ bất cứ thời điểm nào trong năm. Thế nhưng nếu muốn trải nghiệm lễ hội đặc sắc của đình làng thì nên đến đây vào thời gian 30/5 – 3/6 Âm lịch.

Cũng vì những sự tích kể trên mà đình Trà Cổ gắn liền với đời sống tâm linh, tín ngưỡng thờ cúng của người dân Trà Cổ. Bởi vậy, lễ hội đình Trà Cổ là lễ hội cực kỳ đặc sắc ở đây, để thế hệ con cháu thể hiện sự biết ơn với những vị tiên công cũng như cầu mong thần linh, tổ tiên phù hộ cho dân làng bình an, được che chở và gặp nhiều may mắn khi ra khơi. Lễ hội được tổ chức hàng năm từ ngày 30/5 tới 3/6 Âm lịch. Từ công đoạn chuẩn bị, ngày lễ, cho tới ngày hội đều khiến dân làng và du khách thập phương hân hoan, phấn khởi.
 

Hội đình Trà Cổ có gì đặc sắc?


Giới thiệu lễ hội đình Trà Cổ (Nguồn: Quảng Ninh TV)

 

Chuẩn bị cho hội đình 

 Theo tục lệ, hàng năm người làng Trà Cổ sẽ bình bầu từ trước đó khoảng 1 năm để chọn ra 12 ông đám, hay “ông Cai Đám” để lo việc hội làng. Sau khi được chọn, nhà các ông Cai Đám sẽ phải mua một chú lợn về nuôi cho tới lễ. Chú lợn này được gọi là “Ông Voi”, được nuôi cho béo tốt để làm linh vật thờ thần. Không chỉ được nuôi cho béo tốt, Ông Voi còn được chăm sóc chu đáo, cho ăn ngon, ngủ mắc màn tránh muỗi. Rồi tới những ngày tổ chức lễ hội, các ông Cai Đám luôn phải túc trực ở đình để cùng ban tổ chức sắm sửa dọn dẹp, lo việc cúng lễ cho đến khi hết hội.

tour trà cổ
Lợn được nuôi làm "Ông Voi"

 

Lễ hội đình Trà Cổ ngày đầu tiên

Đúng ngày 30 tháng 5 âm lịch, tất cả mọi người trong ban hành lễ cùng với 12 ông Cai Đám đã được chọn sẽ có mặt tại đình, tập trung báo cáo các vị thần, tiên tổ làm lễ Mộc Dục trong đình. Tới chiều ngày 30 tháng 5, mọi người tại nhà ông Cai Đám sẽ chuẩn bị những bước cuối cùng để đưa “ông Voi” ra đình chầu Thần. Những Ông Voi sẽ được tắm rửa sạch sẽ rồi đưa vào cũi trang trí đẹp mắt, có vải phủ che mưa, che nắng.Sau đó các ông Cai Đám sẽ cùng gia đình rước ông Voi tập trung ở UBND phường Trà Cổ để tiến hành nghi lễ rước 12 ông Voi về đình chầu Thần.

du lịch móng cái

Ban tổ chức lễ hội sau đó sẽ đáng giá, chấm điểm các ông Voi.  Ông Voi nào có hình thức đẹp nhất, da dẻ hồng hào và nặng cân nhất thì ông Voi đó đạt giải nhất. Theo người làng quan niệm thì ông Đám nào nuôi được ông Voi đạt giải nhất thì trong năm chắc chắn sẽ gặp được nhiều may mắn và và tài lộc.

 

Lễ hội đình Trà Cổ ngày thứ 2

Tới ngày thứ 2 của lễ hội cũng là ngày chính hội (1 tháng 6 âm lịch) người dân sẽ làm lễ Nghinh Thần. Đây là lễ hội quan trọng, cũng là trọng tâm trong lễ hội.

12 ông Cai Đám cùng người dân sẽ “rước” Thành Hoàng Làng từ đình Trà Cổ ra miếu bên bờ biển rồi rước lại về đình. Việc rước thần này mang ý nghĩa mong các vị thần che chở cho ngư dân đi biển thuận lợi, may mắn và phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, bình an. Sau các nghi lễ, gia đình các ông Cai Đám có thể giữ lại Ông Voi nuôi tiếp hoặc giết thịt khao họ hàng, làng xóm.

tour móng cái

Đến tối, các vị chức sắc, ban tế lễ và 12 ông Cai Đám sẽ thực hiện nghi lễ đóng cây Cai Đám. Nghi lễ này mang ý nghĩa thông báo ngày Hội chính thức bắt đầu. Các ông Cai Đám sau khi thực hiện nghi lễ thì không được phép trở về nhà cắt cử nhau trong coi đình trong những ngày tiếp theo.
 

Lễ hội đình Trà Cổ ngày thứ 3

 

Sang đến mùng 2/6 tức ngày thứ 3 của lễ hội đình Trà Cổ, gia đình 12 ông Cai Đám cũ phân công nhau làm cỗ với đầy đủ trầu cau, hoa quả để rước về đình làm lễ tế Thần. Các phần cỗ chay, cỗ mặn sau khi tế lễ xong sẽ được thụ lộc ngay tại đình để tất cả mọi người cùng thưởng thức.

Tối đó, nghi lễ cất cây Cai Đám và gọi sổ bìa xanh được thực hiện. Cây Cai Đám sẽ được đưa từ trong đình ra cửa đình, đoàn người rước cây Cai Đám vừa đi vừa chúc Thánh cầu mong cho mọi việc tốt lành, dân làng vui vẻ, phúc lộc đầy nhà. Sau đó tới lễ “gọi sổ bìa xanh” để kiểm tra lại số dân đinh cũ, bổ sung dân đinh mới, bầu chọn ra 12 ông Cai Đám mới cho lễ hội đình Trà Cổ năm sau, các tục lễ lại tiếp diễn như vậy.

tour du lịch trà cổ
 

Lễ hội đình Trà Cổ ngày cuối cùng

 Ngày cuối hội - mùng 3/6 là ngày làm lễ tiễn đưa cây đèn thần, báo hiệu lễ hội kết thúc. Cây đèn đó là ngọn đèn thờ Thần trong suốt những ngày diễn ra lễ hội. Trong những ngày lễ hội, 12 ông Cai Đám ngoài túc trực coi đình thì còn phải giữ cho đèn luôn được sáng. Người dân quan niệm đây là  ngọn đèn đưa đường, chỉ lối, thắp sáng cho ý nguyện của nhân dân. Khi đèn được đưa từ trong đình ra ngoài thì đó cũng là thông báo cho lễ hội đã kết thúc.

 

Có gì tham quan ở Trà Cổ?

Khi đến tham quan đình Trà Cổ, bạn có thể kết hợp đi mũi Sa Vĩ, ra tắm biển hoặc dạo chơi trên bãi biển Sa Vĩ, tham quan nhà thờ Trà Cổ cũng như vào trung tâm thành phố Móng Cái, mua sắm ở Chợ cửa khẩu Móng Cái nhé.

du lịch trà cổ
Mũi Sa Vĩ
tour trà cổ

Mũi Sa Vĩ là điểm cột mốc nơi biên cương Sa Vĩ, đánh dấu cho điểm bắt đầu cực Đông Bắc Việt Nam. Đã là một người con đất Việt, chắc chắn bạn sẽ muốn đến đó một lần để chiêm ngưỡng vùng trời, vùng biển nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ Quốc đấy!

Đình Trà Cổ dường như nằm trong vùng “đóng băng” của thời gian suốt hơn 500 năm. Bởi vậy, khi đến miền đất địa đầu này, bạn hãy thử 1 lần ghé qua để trải nghiệm, hiểu thêm về một thời quá khứ nhé.

Nếu muốn đi theo một Tour Trà Cổ Móng Cái trọn gói, không phải lo nghĩ đến việc đi như nào hay lưu trú ở đâu, mời bạn liên hệ với Kỳ Nghỉ Đông Dương để được tư vấn chi tiết hơn.

Ngọc Thúy

(Nguồn ảnh: Kỳ Nghỉ Đông Dương và các nguồn sưu tầm khác. Nếu bạn là tác giả ảnh, vui lòng liên hệ với website chúng tôi. Xin cảm ơn!)

Viết đánh giá
Đánh giá bài viết

12345

Ảnh đại diện
Chú ý: Chỉ chấp nhận các dịnh dạng jpg, jpeg, png và dung lượng nhỏ hơn 2Mb
Từ Hà Nội Tour Trà Cổ Hạ Long từ Hà Nội Du lịch Giá Rẻ 2024

Tour Trà Cổ Hạ Long từ Hà Nội Du lịch Giá Rẻ 2024

Khởi hành: Thứ 7 hàng tuần
Phương tiện: Xe Limousine
Giá từ: 1.900.000đ
2 ngày
Từ Hà Nội Tour Du Lịch Vịnh Hạ Long 1 ngày từ Hà Nội Giá Rẻ DV Tốt

Tour Du Lịch Vịnh Hạ Long 1 ngày từ Hà Nội Giá Rẻ DV Tốt

Khởi hành: Hàng ngày
Phương tiện: Ô tô
Giá từ: 750.000đ
1 ngày
Từ Hà Nội, HCM Tour Hạ Long Hà Nội 2 Ngày 1 Đêm Giá Rẻ

Tour Hạ Long Hà Nội 2 Ngày 1 Đêm Giá Rẻ

Khởi hành: Hàng Ngày
Phương tiện: Ô tô
Giá từ: 1.900.000đ
2 ngày

Du Thuyền Hạ Long Giá Rẻ 5 Sao từ Hà Nội 2024 Mới Lạ

Khởi hành: Hàng ngày
Phương tiện: Ô tô, Du thuyền
Giá từ: 2.900.000đ
2 ngày
Từ Hà Nội Tour Du Lịch Vịnh Hạ Long 3 Ngày 2 Đêm  từ Hà Nội Giá Rẻ DV Tốt

Tour Du Lịch Vịnh Hạ Long 3 Ngày 2 Đêm từ Hà Nội Giá Rẻ DV Tốt

Khởi hành: Hàng ngày
Phương tiện: Ô tô
Giá từ: 2.600.000đ
3 ngày

Tour Hạ Long Hà Nội HCM Giá Rẻ Du Lịch Vịnh 2024 Mới Lạ

Khởi hành: Hàng ngày
Phương tiện: Ô tô + Tàu Vịnh
Giá từ: 750.000đ
2 ngày
Từ Hà Nội Hà Nội - Sapa - Ninh Bình - Hạ Long 5 ngày 4 đêm

Hà Nội - Sapa - Ninh Bình - Hạ Long 5 ngày 4 đêm

Khởi hành: Hàng Ngày
Phương tiện: Ô tô
Giá từ: 5.050.000đ
5 ngày

Xem thêm các bài viết khác

Mua gì ở chợ cửa khẩu Móng Cái? - Du lịch Trà Cổ (2024)

Mua gì ở chợ cửa khẩu Móng Cái? - Du lịch Trà Cổ (2024)

Trong chuyến du lịch Trà Cổ tới vùng biển địa đầu Tổ Quốc, bạn sẽ được đi qua thành phố Móng Cái. Nếu muốn ghé lại chợ cửa khẩu Móng...
Bãi biển Trà Cổ có gì thu hút? - Du lịch Trà Cổ (2024)

Bãi biển Trà Cổ có gì thu hút? - Du lịch Trà Cổ (2024)

Du lịch Trà Cổ không chỉ là hành trình về miền địa đầu Tổ Quốc, thăm cột mốc thiêng liêng mà còn để du khách có dịp nghỉ ngơi, khám...
Mũi Sa Vĩ có gì tham quan? – Du lịch Trà Cổ (2024)

Mũi Sa Vĩ có gì tham quan? – Du lịch Trà Cổ (2024)

Mũi Sa Vĩ (Quảng Ninh) được biết đến như điểm đánh dấu cực Đông Bắc nước ta. Đến đây như nào, có gì có thể kết hợp tham quan ở đây cho khách du...