Dinh thự họ Vương – Huyền thoại giữa núi rừng Hà Giang
Tour Hà Giang 2 Ngày 3 Đêm Giá Rẻ từ Hà Nội Dv tốt 2024
Hà Nội - Hà Giang - Yên Minh - Đồng Văn 2 Ngày 2 Đêm
Tour Sapa Hà Giang từ Hà Nội Giá Rẻ Du Lịch 2024 Mới Lạ
Tour Đông Bắc 5N4Đ - Hà Giang - Thác Bản Giốc - Hồ Ba Bể
Dinh thự Vua Mèo nằm ở đâu?
Dinh thự họ Vương (còn được gọi là Dinh Vua Mèo) nằm ở xã Sà Phìn, cách Ðồng Văn 50km về hướng Nam. Đây là cơ ngơi của ông Vương Chính Đức - một người giàu có và quyền uy của miền Cao nguyên đá Đồng Văn. “Ông được bầu làm thủ lĩnh của tổ chức Hươu Nai, với danh tiếng của mình đã thu nạp được rất nhiều người dân tham gia” – Đây là một phần thông tin khách đi tour du lịch Hà Giang sẽ được nghe hướng dẫn viên thuyết minh khi tới đây.
Vị trí dinh thự họ Vương
Thời đó, người dân truyền nhau “đi làm hươu nai” nghĩa là gia nhập vào đội quân của ông Vương Chính Đức. Sau khi chỉ huy tổ chức của mình đánh thắng quân cờ Đen của Trung Quốc, ông được mọi người gọi là “Vua Mèo”. “Cái tên Vua Mèo do người dân gọi, thể hiện sự kính trọng, suy tôn với ông nội tôi, chứ thật ra ông nội tôi không xưng vua” - cháu nội Vua Mèo khẳng định.
Theo tour Hà Nội Hà Giang, du khách sẽ được nghe kể trước khi khởi công, chính Vua Mèo tự mời thầy phong thủy từ Trung Quốc sang Việt Nam để chọn địa thế tại 4 huyện mà ông cai quản. Ở giữa thung lũng Sà Phìn có một khối đất nổi cao giống như mai rùa, tượng trưng cho thần Kim Quy, bốn mặt là núi non bao phủ. Đồn rằng dinh thự đặt tại đây thì ông sẽ làm nên nghiệp lớn nên cả hai đã thông nhất chọn nơi đây để tiến hành xây dựng.
Dinh họ Vương nhìn từ trên cao
Chọn xong địa thế, ông Vương Chính Đức giao cho những người thân tín nghiên cứu phác họa tòa nhà và mời Tống Bách Hầu người Trung Quốc tới thi công. Thời điểm đó, máy móc không có, đường sá hiểm trở nên dinh thự được làm hoàn toàn bằng sức người. Qua 5 năm xây dựng, tiêu tốn hết đến 15 ngàn đồng bạc hoa xòe (tương đương 150 tỷ đồng thời đó) thì dinh thự mới hoàn thành.
Kiến trúc dinh thự Vua Mèo đặc biệt như nào?
Dinh họ Vương được thiết kế như một pháo đài, xung quanh được bao bởi lớp tường đá dày đến 70cm, cao 2m, có hai lô cốt kiên cố và nhiều lỗ châu mai xung quanh. Ngôi nhà mang phong cách người Hán, lò sưởi lại kiểu Pháp, các tảng đá để kê chân cột kèo và hoa văn gỗ trong nhà đều có hình quả anh túc – biểu tượng làm nên tên tuổi và sự giàu có của ông.
Dinh được chia thành ba phần Tiền dinh - Trung dinh - Hậu dinh với 64 phòng, chứa được tới 100 người. Tiền dinh là nơi ở của lính canh và người làm, toàn bộ gỗ của ngôi nhà làm bằng gỗ thông đá. Những viên đá trong khu này nổi bật với độ bóng đặc biệt, khách đi tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm được kể rằng phải mài đồng bạc trắng vào đá mới được đến thế.
Và càng bất ngờ hơn với khách du lịch Hà Giang, đó là để mài ra một chiếc chân cột đá như vậy, vua Mèo họ Vương đã phải bỏ ra 900 đồng bạc trắng Đông Dương tương đương 1 tỷ Việt Nam đồng lúc bấy giờ và chưa kể các khoản phụ phí như tiền đánh bóng, đục đẽo, công vận chuyển từ tận Trung Quốc về tới Đồng Văn, Hà Giang… cũng là một số tiền không nhỏ.
Hai dãy nhà ở khu Trung dinh là nơi nghỉ ngơi và ăn uống cho khách đến chơi, chia ra tầng 1 cho phụ nữ, tầng hai cho đàn ông. Giữa khu Tiền Và Trung là nơi đặt tấm biển sơn son thếp vàng với nội dung: “Biên chính khả phong” được nhà Nguyễn mang gắn tận nơi cùng thẻ bài và mũ áo phong cho ông làm quan. Sàn gỗ là nơi ông ngồi xử án, còn kẻ phạm tội quỳ dưới sân.
Hậu dinh là nơi sinh hoạt và đặt đường hầm rút lui khi có biến của vua Mèo cùng vợ và các con chưa lập gia đình. Tầng hai là phòng của ông, đối diện là phòng của con trai Vương Chính Sình. Góc trong cùng để hai lô cốt ở vị trí cao nhất trong tòa nhà để bảo vệ từ hai bên. Những tầng phía dưới là nơi cất giữ tài sản gồm rất nhiều vàng bạc, châu báu và cũng là nơi để cất giữ thuốc phiện.
Thăm dinh thự họ Vương được nghe kể gì?
Nhận thấy tầm quan trọng của gia tộc họ Vương, ông Hoàng Việt Hưng đã được cử lên Hà Giang giác ngộ ông Vương Chính Đức theo cách mạng, mời ông về Hà Nội. Ông đã cho con trai Vương Chí Sình đi. Người con này sau kết nghĩa anh em với chủ tịch Hồ Chí Minh và đổi tên là Vương Chí Thành. Ông Sình sau đó tham gia đại biểu Quốc hội khóa 1 và làm chủ tịch huyện Đồng Văn.
Năm 1946, khi ngân khố quốc gia cạn kiệt, ông Vương Chí Sình đã ủng hộ hơn 2 triệu đồng bạc hoa xòe và 7kg vàng vàng vào ngân sách nhà nước. Sau đó ông đã nhận được hai kỷ vật là áo trấn thủ và bảo đao khắc 8 chữ “Tận trung báo quốc-Bất thụ nô lệ”. Năm 1950 cũng chính nhờ sự giúp sức của ông mà bộ đội chủ lực đã hành quân từ Đồng Văn sang Cao Bằng mở mặt trận biên giới Thu Đông.
Cho đến giờ, dinh thự họ Vương vẫn luôn là một địa chỉ thu hút được đông đảo du khách tour du lịch Hà Giang bốn phương. Đến nơi đây, du khách không chỉ biết thêm những kiến thức về ngôi nhà cổ - nơi vị vua duy nhất của người Mông sinh sống mà còn được nghe những câu chuyện yêu nước đã đi vào huyền thoại của miền núi non phía Bắc. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn cần một chuyến đi Hà Giang tới đây hay kết hợp cùng các Tour Hà Giang Sapa nhé!