Điếu Cước Lâu - Điểm đặc trưng của Phượng Hoàng cổ trấn
Điếu Cước Lâu là một trong những công trình nghìn năm tuổi tạo được dấu ấn đặc biệt với du khách đi Tour Phượng Hoàng cổ trấn. Với lối kiến trúc độc đáo, Điếu Cước Lâu vẫn rất kiên cố trước bao thăng trầm của thời gian. Giờ đây kiến trúc này đã trở thành đặc trưng yêu thích của nhiều khách du lịch Tour Trung Quốc khi có dịp đến với Phượng Hoàng cổ trấn.
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn tour Trương Gia Giới Du Lịch Giá Rẻ 2024
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới Đường Bộ 2024
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới từ HCM 5N4Đ 2024
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn từ Hà Nội Máy Bay Giá Rẻ 2024
Điếu Cước Lâu là gì?
Điếu Cước Lâu là công trình được xây dựng bởi các dân tộc thiểu số ở phía nam của sông Đà Giang. Vật liệu chủ yếu của Điếu Cước Lâu chủ yếu làm bằng gỗ, kiến trúc khá giống với nhà sàn Việt Nam nhưng dựng cao hơn từ 2 đến 3 tầng. Bố cục của những ngôi nhà này chia là 2 phần, một nửa để chống trên bề mặt sông hay sườn núi và một nửa để ở. Người dân sống ở đây thường dùng tầng dưới để chứa các vật dụng lao động, chứa củi và chăn nuôi… Điều này cũng rất giống với đồng bào dân tộc phía Bắc Việt Nam.
Kiến trúc Điếu Cước Lâu ở Phượng Hoàng
Ngoài gỗ thông để làm cột thì người dân còn sử dụng đá cuội để làm nền nhà, chống đỡ cột, sử dụng ngói nung đất sét nên hình ảnh rất bình dị và mang nét cổ kính sau khi trải qua những biến cố của thời gian. Lối kiến trúc của Điếu Cước Lâu đảm bảo sự an toàn và ổn định cho người dân ở địa hình dốc, sườn núi và cạnh bờ sông. Nhìn từ xa, du khách đi tour du lịch Phượng Hoàng cổ trấn sẽ cảm thấy chông chênh, không chắc chắn nhưng trên thực tế kết cấu rất vững và ổn định.
Sau hơn nghìn năm kiến trúc của Điếu Cước Lâu vẫn giữ nguyên bản chỉ thay đổi một số chỗ để phù hợp với điều kiện tự nhiên. Bên cạnh đó tùy thuộc vào từng dân tộc sẽ có phong cách xây dựng riêng làm phong phú bản sắc của vùng miền. Khách du lịch Trung Quốc có thể ngồi trên thuyền xuôi theo dòng nước để ngắm nhìn Điếu Cước Lâu từ dưới sông để cảm nhận nét đẹp riêng của nó.
Nét đặc trưng trong kiến trúc của Điếu Cước Lâu
Điếu Cước Lâu là kiểu nhà của các dân tộc thiểu số tại Phượng Hoàng cổ trấn, những ngôi nhà có khuôn viên và không gian riêng biệt. Hiện nay cấu trúc cũng đã có một vài thay đổi để thích ứng với thời tiết, địa hình và sự phát triển của xã hội. Các ngôi nhà được bố trí liền nhau dãy dọc hai bên bờ sông tạo thành khu phố cổ nhộn nhịp, đầy ấn tượng.
Điếu Cước Lâu có mặt trước hướng ra phố còn mặt sau là sàn vươn ra sông có thể hóng mát và ngắm cảnh vô cùng hoàn mỹ, Cứ cách vài mét lại có một ngõ nhỏ thông từ đường xuống bờ sông để người dân lấy nước, giặt rũ… Ngoài tuyết đường bộ thì đường thủy ở đây cũng rất phát triển, thuyền bè tấp nập để vận chuyển hàng hóa hay chở du khách đi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn tham quan, dã ngoại.
Kết cấu nhà ở đây chia thành 2 phần, một phần để ở và một phần để dụng cụ và đồ đạc… Riêng phần dùng để ở thường chia làm ba gian gồm sảnh chính nơi để bàn thờ, gian nghỉ ngơi và gian bếp.
Ngoài ra Điếu Cước Lâu còn rất phát triển các hoạt động giao lưu, buôn bán. Những ngôi nhà được người dân dựng các mái hiên để mở cửa hàng, quán xá phục vụ khách du lịch cũng như nhu cầu của người dân trong vùng. Chính vì điều này không gian trong nhà cũng trở nên linh hoạt không còn phân chia rõ ràng như trước đây. Đi dạo trên phố, du khách có thể nhìn ngắm và mua các món đồ nhỏ xinh để làm kỷ niệm.
Thưởng thức đặc sản Phượng Hoàng trên Điếu Cước Lâu
Những ngôi nhà Điếu Cước Lâu này còn được sử dụng làm nhà hàng, quán ăn cho khách tour Phượng Hoàng. Phượng Hoàng cổ trấn là thiên đường ẩm thực đặc sắc giúp khách du lịch thỏa mãn niềm đam mê ăn uống của mình. Ở đây những món ăn tuy không còn xa lạ nhưng chính phương thức chế biến cùng gia vị đậm đà đã làm nên hương vị riêng mà bất cứ ai cũng không thể cưỡng lại. Dưới đây là một số món ngon Đặc sản Phượng Hoàng cổ trấn cho bạn lựa chọn khi tới đây:
Vịt hầm tiết
Vịt hầm tiết là đặc sản mà nhất định du khách đi tour Phượng Hoàng cổ trấn từ Hà Nội phải thử ít nhất một lần. Món ăn này đòi hỏi người đầu bếp phải thật tỉ mỉ trong khâu chế biến cũng như quá trình lựa chọn nguyên liệu và nêm nếm gia vị. Đầu tiên ngâm gạo nếp cho mềm rồi vớt ra để ráo, trộn đều gạo nếp với tiết vịt rồi hầm cách thủy. Đến khi gạo đã bắt đầu chín thì cắt thành miếng và chiên giòn.
Đối với thịt vịt sau khi sơ chế sẽ hầm cho thật nhừ, cho thêm một số loại gia vị để thịt ngọt hơn. Sau đó cho gạo chiên giòn vào trong nồi hầm để món ăn vừa có vị bùi của gạo nếp, mùi thơm của tiết và độ mềm ngon của vịt. Đây là một trong những món ăn nổi tiếng nhất tại nơi này, chỉ cần thưởng thức một lần bạn sẽ nhớ mãi không quên.
Lẩu cá cay
Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn vào mùa đông hay mùa xuân thời điểm thời tiết lạnh bạn có thể thưởng thức món lẩu cá cay để làm ấm bụng. Nguyên liệu của món lẩu này là những con cá tươi được bắt ở tại sông Đà Giang, thịt rất ngọt và chắc, không bị bở như các loại cá khác. Điều đặc biệt của món lẩu cá cay là nước lẩu rất đậm đà, cay đến nỗi thực khách phải xuýt xoa. Bên cạnh đó, họ sẽ dùng cơm để ăn cùng lẩu chứ không phải mì như Việt Nam. Đây cũng là trải nghiệm đặc biệt du khách đi Phượng Hoàng cổ trấn nên thử một lần.
Các món nướng
Trên các tuyến Phố cổ Phượng Hoàng có rất nhiều hàng đồ nướng vỉa hè, đây là nét đặc trưng trong ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch. Có rất nhiều xiên nướng khác nhau bao gồm cua đồng nướng, cà tím, thịt nướng, viên cá xiên… Hương vị cay cay cùng với mùi hương quyến rũ làm khiến cho mọi người không thể cưỡng lại. Mỗi cửa hàng sẽ ướp gia vị theo công thức riêng vì thế du khách có thể thưởng thức mỗi chỗ một ít để cảm nhận.