Đền Thiên Môn Sơn - Trương Gia Giới có gì tham quan (2024)?
Đền Thiên Môn Sơn (Tianmenshan Temple/天门山寺) là ngôi đền trên núi Thiên Môn nổi tiếng trong hành trình Du lịch Trương Gia Giới. Đến đây như nào? Có gì ở đây đặc biệt? Cùng Kỳ Nghỉ Đông Dương chúng mình tìm hiểu trước khi theo Tour Trương Gia Giới tới thăm đền nhé!
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn tour Trương Gia Giới Du Lịch Giá Rẻ 2024
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn từ Hà Nội Máy Bay Giá Rẻ 2024
Hà Nội - Trương Gia Giới - Phượng Hoàng Cổ Trấn Máy Bay
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới Đường Bộ 2024
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới từ HCM 5N4Đ 2024
HCM - Trùng Khánh – Trương Gia Giới – Phượng Hoàng cổ trấn 6N5Đ
Đền Thiên Môn Sơn ở đâu?
Đền Thiên Môn Sơn và tuyến cáp treo lên đền
Trong hành trình Tour Trung Quốc tới Rừng Quốc gia Trương Gia Giới hay rộng hơn là khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên, bạn sẽ được đến tham quan, chiêm ngưỡng Thiên Môn Sơn (núi Thiên Môn). Đây là nơi cách thành phố Trương Gia Giới 8km, không gian núi non hùng vĩ và nhiều công trình tự nhiên của Tạo Hóa hoặc nhân tạo khiến bạn phải òa lên như con đường vách kính (Sạn Đạo Kính), 99 khúc cua đèo lên núi Thiên Môn, Cổng Trời,… trong đó có cả đền Thiên Môn Sơn (Thiên Môn Sơn Tự / 天门山寺).
Núi Thiên Môn (Khoảng trắng giữa đỉnh núi là đền Thiên Môn Sơn)
Đền Thiên Môn Sơn là cảnh điểm đã bao gồm trong giá vé tham quan Thiên Môn Sơn. 1 vé giá khoảng tầm 280 tệ. Nếu đi tự túc thì bạn cần mua vé ở cổng vào dưới chân núi hoặc đặt trên mạng nếu bạn có tài khoản giao dịch trên app WeChat, Alipay, Ctrip… Còn nếu đi theo tour thì chỉ cần chọn tour có cảnh điểm Thiên Môn Sơn và hỏi trước hướng dẫn viên xem có đến đền Thiên Môn Sơn không là được vì hướng dẫn viến sẽ lo hết vấn đề mua vé, xe cộ cho mình rồi.
Vị trí đền Thiên Môn Sơn trên đỉnh núi Thiên Môn
Sau khi mua vé, du khách có thể chọn đi lên bằng cáp treo – xuống đường bộ hoặc lên đường bộ - xuống cáp treo (nếu chọn ngắm toàn bộ cảnh Thiên Môn Sơn). Nếu chọn đi lên bằng cáp treo thì bạn sẽ tham quan đền Thiên Môn Sơn trước rồi mới đi dần xuống Cổng Trời (Động Thiên Môn) rồi đi xuống chân núi qua con đèo 99 khúc cua. Còn nếu chọn lên bằng đường bộ thì ngược lại, sẽ đi qua đèo 99 khúc cua trước tiên => Cổng Trời => đền Thiên Môn Sơn. Tuy nhiên dù đi tuyến nào thì trên đường đi bạn cũng đều sẽ được trải nghiệm con đường vách kính (Sạn Đạo Kính) rồi đi qua thung lũng ma (Quỷ Cốc) và con đường đá qua thung lũng (Quỷ Cốc Sạn Đạo).
Núi Thiên Môn với đèo 99 khúc cua
Nói chung, dù đi tuyến nào, bạn cũng có thể tới Động Thiên Môn rồi trải nghiệm thang cuốn xuyên núi ở Thiên Môn Sơn. Có 12 thang cuốn chạy từ đỉnh Thiên Môn Sơn xuống đáy Động Thiên Môn (tức là chân Cổng Trời), thang có tổng chiều dài 897 mét và chiều cao 340 mét. Thang cuốn xuyên núi này cũng là thang máy độ cao đầu tiên trên thế giới chạy trong đường hầm xuyên núi và phải mất 3 năm để xây dựng. Sau khi ra khỏi thang máy, bạn sẽ ở dưới chân Cổng Trời. Tiếp đó bạn cần đi bộ qua 999 bậc thang bộ, rồi từ đây đi xuống để đến Quảng trường Động Thiên Môn. Đoạn thang này chỉ có bạn đứng đây tận mắt mới biết nó cao lớn, hùng vĩ đến mức nào.
Cáp treo lên Thiên Môn Sơn
Sau khi đến Quảng trường động Thiên Môn, bạn có thể ngắm cảnh động Thiên Môn từ xa. Nhiều du khách cũng nói rằng nên đứng từ xa ngắm động Thiên Môn, hay còn gọi là Cổng Trời Thiên Môn Sơn. Khi đó bạn mới thấy rõ được sự kỳ vĩ của tạo hóa. “Cánh cổng” như nối giữa cõi trần và cõi tiên. Nhưng đừng mải ngắm cảnh mà quên mất giờ ra về nhé!
Giờ mở cửa của danh lam thắng cảnh đền Thiên Môn Sơn:
- Mùa cao điểm (01/03 - 30/11): 8:00-18:00 (ngừng bán vé lúc 16:30)
- Mùa thấp điểm (01/12 - 28/02 năm sau): 8:30 -18:00 (ngừng bán vé lúc 16:00)
Nên đến đền Thiên Môn Sơn khi nào?
Đền Thiên Môn Sơn mùa đông
Đền Thiên Môn Sơn thuộc khu vực Trương Gia Giới, có khí hậu ẩm gió mùa. Mùa đông có tuyết nhưng không quá rét buốt, mùa hè không quá nóng, nhiệt độ trung bình hàng năm là 16,8°C nên có thể nói bốn mùa đều như xuân, đều thích hợp để tham quan. Thế nhưng cần lưu ý trên đỉnh núi thường có sương mù hoặc mưa bụi nên tốt nhất đến đây bạn vẫn nên đem theo ô nhỏ hoặc áo mưa mỏng để hành lý không quá cồng kềnh nhé.
Thời điểm tốt nhất để đi Du lịch Trương Gia Giới tới đây là từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Tuy nhiên nếu không ngại trời lạnh thì có thể trải nghiệm ngắm tuyết trên đỉnh Thiên Môn Sơn vào mùa đông.
Đền Thiên Môn Sơn có quang cảnh và lịch sử như nào?
Quan Âm Các
Đền Thiên Môn Sơn được xây dựng lần đầu tiên vào thời nhà Đường, cũng là một trong năm ngôi chùa trên Thế giới thờ xá lợi của đức Phật. Đền còn được gọi là am Vân Bác, viện Linh Tuyền, điện Tung Lương. Đến thời nhà Minh do thường bị gió thổi đến gần như tan nát nên đền Thiên Môn Sơn mới được chuyển từ đỉnh núi phía đông đến địa điểm hiện nay. Đây là trung tâm Phật giáo ở phía tây tỉnh Hồ Nam. Xưa có những cây cổ thụ cao vút, bóng mát che nắng.
Tháp Trống
Thanh ngang của ngôi chùa cổ có khắc bốn chữ "Thiên Môn Tiên Sơn", hai bên cửa có đôi câu đối: “Thiên ngoại hữu thiên thiên bất dạ, sơn thượng vô sơn sơn độc tôn". Người ta nói rằng nó được viết bởi Dã Phất (pháp hiệu sau khi xuất gia của Lý Quá, một vị tướng của vua Lý Tự Thành).
Kiến trúc ban đầu của ngôi chùa trên núi rất đặc biệt, với mái hiên và các góc được chạm trổ rồng phượng tỉ mỉ, tinh tế cùng các tác phẩm điêu khắc của đạo Phật, Đạo giáo, các vị thần và Bồ tát. Ngoài ra còn có một cái trống lớn, một cái chuông lớn nặng một ngàn cân, một tháp đá bảy tầng và một lư hóa vàng lớn. Sau điện Đại Phật là tới lối vào điện Quan Âm, hai bên có sáu gian nhà gỗ, cuối cùng là điện thờ Tổ rộng lớn. Dân gian đúc kết về đền Thiên Môn Sơn cũ là “ba gian, sáu gian, tường gạch, bình ngói sắt như kiềng”.
Đại Hùng Bảo Điện
Theo bia ký, trong 163 năm từ thời Càn Long nhà Thanh đến năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 5, chùa Thiên Môn Sơn đã 7 lần tu sửa, chưa bao giờ vắng hương khói, tín đồ từ hơn 10 huyện biên giới Hồ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Quý Châu đến đây lễ Phật. Tuy nhiên sau đó chùa dần xuống cấp, chỉ còn lại tàn tích.
Tới tháng 6 năm 2009, công ty TNHH du lịch Thiên Môn Sơn đã xây dựng xong chùa Thiên Môn Sơn mới ngay trên địa điểm chùa cũ và làm lễ khánh thành sau nhiều năm xây dựng. Chùa mới có diện tích hơn 20 ngàn mét vuông với phong cách kiến trúc chủ yếu của chùa chiền thời nhà Thanh. Hiện đền vẫn là quần thể đền chùa cao nhất ở tỉnh Hồ Nam.
Có gì nên tham quan sau khi tới đền Thiên Môn Sơn?
Như đã nêu trong phần chỉ dẫn về đền Thiên Môn Sơn, trên đường đến hoặc trở về sau khi tham quan đền Thiên Môn Sơn, bạn sẽ được trải nghiệm Sạn Đạo Kính, Quỷ Cốc Sạn Đạo rồi tới Cổng Trời và trở về sau 99 khúc cua đèo.
Sạn Đạo Kính – hay con đường vách kính – là công trình nhân tạo nổi tiếng trên núi Thiên Môn này. Đây là con đường cheo leo, được tạo ra bởi các cột dầm cắm chắc vào vách núi còn sàn con đường này hoàn toàn bằng kính cường lực, khiến du khách nhìn xuống dưới vực sâu thăm thẳm vừa sợ hãi, run rẩy vừa phấn khích, thích thú.
Quỷ Cốc Sạn Đạo là con đường đá đi qua thung lũng Ma (Quỷ Cốc). Khác với Sạn Đạo Kính, con đường này được làm bằng đá nên bạn sẽ không phải sợ hãi khi nhìn xuống dưới. Tuy nhiên không khí lạnh lẽo của sàn đá, của thung lũng trong núi Thiên Môn này đảm bảo sẽ khiến bạn cảm giác hiểu cái tên “Quỷ Cốc”. Ấy nhưng bạn cũng đừng quá sợ hãi nhé! Vì khác với cái tên của con đường, không gian núi non xung quanh trên đường bạn đi qua lại cực kỳ thơ mộng, thần tiên đó!
Cổng Trời Thiên Môn Sơn hay Động Thiên Môn là một hang động được hình thành sau một trận đại hồng thủy, phần đỉnh núi sụp xuống tạo thành hình mái vòm và với “cánh cổng” tròn nối sang cõi bồng lai. Phía sau “cánh cổng” luôn là mây mù giăng phủ càng khiến cho khung cảnh thêm kỳ bí như cõi thần tiên.
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về đền Thiên Môn Sơn ở Trương Gia Giới cũng như một số điểm tham quan nổi tiếng xung quanh đền. Không chỉ nổi tiếng với Phật tử, khách du lịch tới đây cũng phải xuyến xao trước vẻ đẹp kiến trúc của ngôi đền.
Kỳ nghỉ tới, nếu bạn có ý định tới đây hoặc đi theo Tour Phượng Hoàng cổ trấn ghé qua đây, đừng quên liên hệ với Kỳ Nghỉ Đông Dương qua số hotline, zalo và facebook trên màn hình để được tư vấn chi tiết và đặt tour nhé!
Ngọc Thúy