Dạo quanh Phượng Hoàng cổ trấn lúc bình minh
Sáng sớm ở trấn cổ này là khoảng thời gian được nhiều khách du lịch Phượng Hoàng cổ trấn yêu thích nhất. Dù đi bất kỳ Tour Phượng Hoàng cổ trấn nào, bạn đều sẽ có ít nhất một buổi sáng lang thang khám phá nơi này. Trước khi tìm một hành trình Tour Trung Quốc đến đây, hãy cùng chúng tôi ‘dạo’ phố Phượng Hoàng qua những khung hình trước nhé.
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn tour Trương Gia Giới Du Lịch Giá Rẻ 2024
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới Đường Bộ 2024
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn từ Hà Nội Máy Bay Giá Rẻ 2024
Phượng Hoàng cổ trấn lúc bình minh trong mắt người lãng mạn là hình ảnh sương giăng trên những cây cầu. Với người hướng ngoại lại là những tia nắng ấm hay tiếng nói cười rộn rã khi mặt trời lên. Dù thế nào, trấn nhỏ này vào buổi sớm mai đều thu hút đến lạ kỳ.
Phượng Hoàng cổ trấn ‘mây mù giăng lối’
Khách du lịch thường thích check-in trên những cây cầu ở Phượng Hoàng cổ trấn như Cầu Đá Nhảy hay cầu Tuyết bởi hình dáng độc đáo và đường đi thuận tiện. Bởi lẽ, những cây cầu này nằm ngay giữa dòng Đà Giang chảy qua trấn, và gần những con phố cổ chính. Tuy nhiên, nếu cố gắng dậy sớm một chút, khoảng tầm 5 rưỡi, 6h vào mùa hè, hoặc mùa đông thì muộn hơn, đi dọc bờ sông xuống tới hạ lưu, bạn sẽ bắt gặp mĩ cảnh bên cây cầu Vụ Kiều hay còn được biết đến với cái tên ‘Cầu Sương Mù’.
Cầu Vụ Kiều mờ trong sương
Theo tour du lịch Phượng Hoàng cổ trấn vào các thời điểm khác trong ngày, có lẽ cây cầu này sẽ bị bỏ qua, không ai để mắt đến vì trông nó khá đơn giản, cũ kỹ, lại không nằm ở trung tâm trấn. Ấy vậy nhưng vào lúc sáng sớm, khi mặt trời mặt trăng vẫn còn đang ‘giao ca’, trấn cổ còn đương ngái ngủ, thì sương mờ phủ kín cây cầu khiến nơi đây thêm phần ma mị.
Nếu bạn có đôi phần nhát gan, ngại trời nhá nhem lại còn phải đi ra cây cầu ‘trông như ma ám’ thì sao không rủ ‘gấu’ hay một vài người bạn nữa đi cùng? Vừa đỡ sợ, lại có thể thay lượt chụp ảnh cho nhau sẽ vui hơn phải không? Còn nếu không ngại đi một mình, lại có tâm hồn văn thơ thì khung cảnh mờ ảo trong sương sớm chắc chắn sẽ níu chân bạn lại, cho bạn cảm hứng tuôn ra những áng văn thi vị, hay những caption ảnh ngàn like ‘siêu deep’ đấy.
Nói vậy thôi chứ cảnh ở Vụ Kiều không đến nỗi ‘như ma ám’ đâu nên kể cả có hơi nhát gan bạn cũng đừng lo nhé! Bởi từ tờ mờ sáng, người dân ở trấn Phượng Hoàng đã rục rịch chuẩn bị làm việc rồi. Dưới chân cầu thỉnh thoảng có người lái đò lặng lẽ chèo qua, bên cây cầu gỗ xa xa lại có người dắt ngựa qua lại, hay hàng quán trong trấn cũng chuẩn bị dọn hàng bán đồ ăn sáng rồi.
Phượng Hoàng cổ trấn cổ kính, lặng lẽ
Nhắc đến Phượng Hoàng cổ trấn là nhắc đến Đà Giang. Bởi dòng sông này chảy quanh trấn cổ, phục vụ sinh hoạt của người dân bao đời nay, như một phần linh hồn của trấn. Ngoài cầu Vụ Kiều, một điểm thơ mộng khác để ngắm Đà Giang ‘khi tỏ khi mờ’ trong sương chính là Bắc Môn cổ thành. Thành cổ này nằm ngay bên bờ sông, gần cầu Đá Nhảy chứ không phải đi xa xuống hạ lưu như đi ra cầu Vụ Kiều.
Đường thành Bắc Môn nối xuống Đông Môn
Đường thành Bắc Môn cũng không quá dài, nhưng dấu vết rêu phong, xưa cũ ở đây, cùng với địa điểm nằm ngay bên dòng sông cũng sẽ là điểm cộng để bạn đến đây ‘cho ra đời’ những tấm ảnh cực ‘ảo’ đấy. Đứng ở đây ngắm dòng Đà Giang, ‘thưởng thức’ làn gió se se lạnh luồn qua tóc cũng là điều đáng trải nghiệm đối với du khách có tâm hồn lãng mạn.
Cũng bởi sáng sớm khá vắng vẻ, ai đi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn về cũng review nên đi chụp ảnh tầm này nên kiểu gì bạn cũng sẽ bắt gặp đôi ba nhóm du khách cười cười nói nói bên bờ Đà Giang thôi. Vậy nên đừng lo cảnh ‘cô đơn giữa sương sớm’ nhé! Biết đâu trong đoàn khách bên kia lại có người quen của bạn rồi lại nhập bọn đi chơi cùng thì sao!
Phượng Hoàng buổi bình minh
Phượng Hoàng cổ trấn tấp nập người qua
Nếu không thích cảnh lặng lẽ, có chút buồn buồn như trên, vậy bạn có thể dậy muộn hơn chút rồi thong thả ra cầu Đá Nhảy. Lúc này bạn có thể bắt gặp người ngư dân kéo lưới những mẻ tép tươi thật tươi để bắt đầu làm đồ ăn cho một ngày mới. Nếu ở Hà Nội có ‘bánh tôm Hồ Tây’ thì đi tour Phượng Hoàng cổ trấn từ Hà Nội, hãy thử thưởng thức bánh tép Phượng Hoàng – đặc sản trấn cổ từ những mẻ tép tươi trên sông Đà Giang kia nhé!
Giăng lưới bắt tép trên dòng Đà Giang
Bánh tép ở Phượng Hoàng chỉ là món ăn dân dã, không quá đặc biệt, chỉ có bột mì, trộn với nước và tép rồi rán lên. Nếu thích cay thì phết thêm sốt cay lên trên bánh. Giá cũng chỉ khoảng 5 tệ/xiên. Ấy vậy mà nhờ sự tươi ngon, ngọt thịt, ‘vớt từ sông lên ngay chảo’ mà từng xiên bánh tép ấy vẫn làm mê lòng du khách. Cầm một xiên bánh, lang thang đi bên trấn, hòa trong dòng người đang cười nói, tạo dáng chụp ảnh bên bờ sông cũng là một thú vui khi đến Phượng Hoàng đấy!
Bánh tép ở Phượng Hoàng cổ trấn
Khoảng 8 giờ sáng, các hàng quán cũng đã mở cửa gần hết rồi. Đây cũng là thời điểm khá tốt để khám phá những con Phố cổ Phượng Hoàng bởi quán xá đã mở nhưng chưa hẳn quá đông đúc, nếu vào mùa hè thì lúc này cũng chưa quá nắng. Quá thích hợp để đi bộ lang thang khắp các ngõ ngách rồi phải không?
Nghệ thuật kéo kẹo gừng
Dù nếu đi theo tour Phượng Hoàng cổ trấn giá rẻ, bạn vẫn sẽ được hướng dẫn viên đưa đến ăn ở những nhà hàng cực ngon nhưng trong khoảng thời gian tự do vẫn nên thử những món ăn ở Phượng Hoàng cổ trấn khác nhé. Dọc khắp phố cổ, bạn sẽ bắt gặp nhiều hàng mì, lẩu sườn, lẩu cá, hay hàng làm bánh. Hãy nán lại nghe tiếng rao, tiếng hát của một anh đầu bếp đang ‘múa’ cùng những sợi mì làm thủ công, hay đi qua hàng kẹo xem nghệ nhân kéo kẹo gừng nhé. Bạn sẽ muốn ghé vào ăn thử đấy!
Trên đây chỉ là một số trải nghiệm thường thấy của du khách đến Phượng Hoàng. Tùy các tour của mỗi đơn vị lữ hành nhưng thường các tour Phượng Hoàng cổ trấn máy bay sẽ cho bạn nhiều thời gian hơn ở đây, khoảng 2 ngày là đủ để trải nghiệm được cuộc sống sinh hoạt lúc bình minh và cả một Phượng Hoàng cổ trấn về đêm rất khác. Hãy thử đến những địa điểm trên và tự cảm nhận vẻ đẹp của trấn cổ, hoặc khám phá cho riêng mình một ‘chốn bí mật’ nào đó ở đây bạn nhé!
Ngọc Thúy