Đặc sản Cao Bằng có những món nào ngon?
Tour Thác Bản Giốc - Hồ Ba Bể 3N2Đ Giá Rẻ Dv Tốt 2024
Tour Hồ Ba Bể 2 Ngày 1 Đêm Du lịch Bắc Kạn
Hồ Ba Bể - Thác Bản Giốc - Thái Nguyên 2 Ngày 2 Đêm
Tour Đông Bắc 5N4Đ - Hà Giang - Thác Bản Giốc - Hồ Ba Bể
Tour Hồ Ba Bể - Thác Bản Giốc 3 ngày 2 đêm
Bánh áp chao
Là món bánh đặc biệt bán vào mùa đông, bánh áp chao được bày bán nhiều trong các quán nhỏ hoặc vỉa hè nên khách Du lịch Thác Bản Giốc có thể dễ dàng tìm thấy. Thoạt nhìn bánh có bề ngoài giống bánh rán ở miền xuôi nhưng phần nhân bên trong lại làm từ thịt vịt chứ không phải thịt lợn băm trộn thêm mộc nhĩ, đỗ xanh giống bánh rán bình thường. Bánh áp chao hay còn được gọi là bánh vịt chao là món ngon sưởi ấm trong những ngày trời đông giá rét ở vùng rừng núi nơi đây.
Nguyên liệu để làm nên loại bánh này cũng rất đơn giản gồm bột gạo nếp, bột gạo tẻ và nhân thịt vịt tạo nên một nét ẩm thực rất riêng của vùng Đông Bắc Việt Nam.
Loại gạo được chọn để làm bánh là loại mới thu hoạch, thân mẩy, trộn các loại với nhau, ngâm kỹ trong 8 -12 tiếng cho gạo nở mềm mới đem xay thành bột. Đỗ tương để làm bánh nhất định phải là đỗ tương Quảng Uyên, hạt vừa phải, lòng vàng trộn cùng bột gạo sẽ tạo nên một hỗn hợp đặc sánh trông vô cùng thích mắt mà lại mềm dẻo, thơm ngon. Tới bước làm bánh thì người ta sẽ lấy một lượng bột vừa đủ rồi nhồi thịt vịt vào giữa, ép bánh lại rồi từ từ thả vào chảo dầu sôi, chao qua chao lại tới khi bánh chín vàng ruộm tỏa hương thơm quyến rũ thì vớt ra để ráo mỡ là có thể ăn được.
Bánh trứng kiến
Bánh trứng kiến hay còn gọi là bánh Pẻng Rày là một trong những loại bánh độc đáo của người Tày mạn Bắc Kạn, Cao Bằng. Nguyên liệu chủ yếu để làm nên thứ bánh có một không hai này chính là trứng kiến. Để có thể thưởng thức được loại bánh này, bạn nên đi tour thác Bản Giốc Cao Bằng vào khoảng cuối tháng 4 và tháng 5 bởi lúc này là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng. Bánh bao gồm trứng kiến non, bột nếp nương và lá non cây vả bọc bên ngoài. Tuy nguyên liệu đơn giản và cách thực hiện không quá cầu kỳ nhưng để có được những chiếc bánh ngon thì người làm bánh cũng cần phải có sự khéo léo.
Trứng kiến để làm bánh phải là trứng của những loại kiến lành như kiến đen, thân nhỏ, đuôi nhọn thường làm tổ trên các loại cây như vầu, nứa, găng. Trứng kiến có màu trắng sữa, thân to cỡ hạt gạo mẩy và tròn. Sau khi rửa sạch trứng kiến thì người ta sẽ cho vào chảo và phi với hành khô, thêm một ít thịt lợn băm, lạc rang giã nhỏ và một ít lá kiệu thái nhỏ trộn thêm để nhân được ngon hơn. Củ kiệu cũng được thái nhỏ, phi thơm rồi cho vào trứng kiến đảo cùng cho đến khi chín thì bắc xuống. Phần bánh được làm từ gạo nếp nương, hạt to dẻo, đãi sạch ngâm với nước lạnh để qua đêm rồi cho ráo nước cuối cùng là xay thành bột. Sau khi bột được nhào nặn cho dẻo mịn thì sẽ được cán mỏng rồi ốp bột nếp vào một chiếc lá vả, rắc nhân lên bột bánh cuối cùng ốp miếng lá vả tiếp theo lên mặt nhân rồi gói lá để nhân và bánh không bị hở ra bên ngoài. Bánh được hấp chín từ 45 đến 50 phút là có thể thưởng thức rồi.
Vịt quay 7 vị
Sở dĩ món ăn có tên là vịt quay 7 vị là bởi người ta đã dùng tới 7 loại gia vị khác nhau để ướp món thịt vịt này. Đây là một trong những món Đặc sản Cao Bằng.
Thịt vịt có màu vàng mật ăn chắc mà ngọt, mềm mà không bở nhưng cũng chẳng hề dai. Để cảm nhận hết vị ngon của món này bạn phải nhai thật chậm mới cảm nhận hết tất cả những tinh túy được gói gọn bên trong món thịt vịt này. Vị ngai ngái của mùi lá non, kết hợp với vị đắng đắng nhưng càng ăn lại càng thấy ngọt. Tất cả được tạo nên từ 7 loại gia vị được ướp trong bụng vịt. Hầu như những gia vị này đều là có nguồn gốc từ đất rừng Cao Bằng cho nên dù nhiều khách du lịch Cao Bằng muốn học cách làm vịt quay Cao Bằng nhưng cũng không thể tái tạo lại được mùi vị đặc trưng của món này.
Xôi trám Cao Bằng
Nếu bạn đã từng đi tour thác Bản Giốc từ Hà Nội thì chắc chắn bạn đã gặp qua món xôi trám. Xôi trám có mặt ở khắp nơi từ bạn tiệc của nhà hàng sang trọng cho đến các tiệc cưới hỏi, bữa ăn của các gia đình dịp cuối tuần. Xôi trám có mùi hương đặc trưng, dịu dàng của nếp nương quyện cùng mùi vị của trám rừng. Vị bùi của Trám kết hợp với từng hạt nếp dẻo mọng ăn mãi mà không ngấy.
Quả mắc mật
Mắc mật là thứ giá vị không thể thiếu trong nhiều món ăn của đồng bào các dân tộc miền núi như vịt quay, lợn quay… Khi mùa mắc mật đến, các bà, các chị ai cũng mua về để chế biến các món ăn khiến những món này trở nên đặc biệt ngon mùi vị thanh mát át hẳn mùi hôi tanh của thịt cá làm người ăn ăn mãi không thôi.
Miến dong Phia Đén
Miến dong Phia Đén còn được gọi là miến dong Cao Bằng hay miến dong Nguyên Bình, vì miến được làm tại xóm Phia Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Sợi miến to, không bóng như các loại miến thông thường. Nhưng lại mê hoặc thực khách bởi mùi thơm ngọt của miến dong nguyên chất. Miến dong Phia đén được làm từ củ dong riềng đỏ nguyên chất và được làm ra theo phương thức truyền thống phơi phên nứa không sử dụng chất tẩy rửa, tạo màu bột nở hay các hóa chất khác. Khi nấu sợi miến mềm, trong thơm mà dai, vị ngọt mát là một đặc sản Cao Bằng hay ho để đem về làm quà tặng người thân và bạn bè
Ngoài những món kể trên, Cao Bằng còn rất nhiều món ngon thú vị đợi chờ bạn khám phá như hạt dẻ Trùng Khánh, mận Bảo Lạc hay lê Đông Khê... Khi đi Tour du lịch thác Bản Giốc, hãy nhờ hướng dẫn viên tìm những nơi có món này để bạn thưởng thức thử nhé!
(Nguồn ảnh: Kỳ Nghỉ Đông Dương và các nguồn sưu tầm khác. Nếu bạn là tác giả ảnh, vui lòng liên hệ với website chúng tôi. Xin cảm ơn!)