Cung Vạn Thọ Phượng Hoàng Cổ Trấn có gì để tham quan (2024)?
Cung Vạn Thọ (Wanshou Palace/万寿宫) từng là đền đài với nhiều công trình kiến trúc tinh tế bậc nhất, thu hút khách Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn ghé thăm. Đặc biệt với những người yêu thích văn hóa. Cung điện này có gì để tham quan? Cùng Kỳ Nghỉ Đông Dương tìm hiểu trước khi theo Tour Phượng Hoàng cổ trấn tới đây nhé!
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn tour Trương Gia Giới Du Lịch Giá Rẻ 2024
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn từ Hà Nội Máy Bay Giá Rẻ 2024
Hà Nội - Trương Gia Giới - Phượng Hoàng Cổ Trấn Máy Bay
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới Đường Bộ 2024
Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới từ HCM 5N4Đ 2024
HCM - Trùng Khánh – Trương Gia Giới – Phượng Hoàng cổ trấn 6N5Đ
Cung Vạn Thọ ở đâu?
Vị trí Vạn Thọ Cung (gần cầu Hồng Kiều)
Cung Vạn Thọ, Vạn Thọ Cung hay còn được gọi là Hội Quán Giang Tây nằm trong khu danh lam thắng cảnh Sa Loan của Phượng Hoàng Cổ Trấn. Cụ thể cung nằm về phía hạ lưu sông Đà Giang, đối diện Đông Môn cổ thành. Ở trấn Phượng Hoàng có cây cầu lớn tên Nam Hoa, là cầu chính mà khách Tour Trung Quốc đặt chân đến đây đều bắt đầu tham quan trấn từ đó. Từ cổng Nam Hoa, tới giữa cầu, nhìn sang bên phải bạn sẽ thấy khu phố cổ Phượng Hoàng hai bên bờ Đà Giang. Giữa dòng có cầu Tuyết, nhìn xa hơn xuống hạ lưu là cầu Gỗ, cầu Đá Nhảy, cầu Hồng, tháp Vạn Danh. Ngay trên bờ Đà Giang, cạnh ngọn tháp chính là Cung Vạn Thọ.
Cổgn ngoài Cung Vạn Thọ
Sa Loan là tên của khu vực tập hợp những nét tinh túy nhất của phong cảnh Phượng Hoàng. Ở đó có Cầu Hồng Kiều cổ kính, tháp Vạn Danh, cung Vạn Thọ và năm trong số chín danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác của Phượng Hoàng Cổ Trấn đều tập trung tại đây.
Vạn Thọ Cung Phượng Hoàng Cổ Trấn được hình thành từ khi nào?
Vào năm Càn Long thứ 20 của triều nhà Thanh (1755), người Giang Tây đã đến Phượng Hoàng Cổ Trấn để kinh doanh. Vào năm Hàm Phong thứ 4 (1854), đình Hạ Xương (Hạ Xương Các/遐昌阁) đã được xây dựng ở khu phía Tây rồi vào năm Trung Hoa Dân Quốc 1928, Dương Lầu (阳楼) được xây ở góc phía Bắc tạo nên quần thể kiến trúc tinh xảo, độc đáo.
Tòa nhà bên ngoài cung Vạn Thọ
Trên khu đất 4000 mét vuông đó bao gồm nhiều cung điện, 20 gian nhà cùng nhiều lầu mái cong hội tụ nghệ thuật lộng lẫy. Ngay cổng vào là chính điện nằm trên 9 bậc tam cấp. Bên phải chính điện là điện Tiếu Công (肖公殿), điện Yến Công (晏公殿), điện Thần Tài (财神殿), nhà bếp và phòng cho tăng ni; ở phía bên trái là Mai Lang (梅廊), Thiên Phù (天符), Lôi Tổ Điện (雷祖殿), Hiên Viên (轩辕), Vi Đà (韦陀), Điện Quan Âm (观音殿) và phòng cho khách.
Vào năm 1932, Trần Cừ Trân đã mở xưởng in tiền của Ngân hàng Nông thôn Tương Tây ở Vạn Thọ Cung, sau đó thành lập trụ sở trấn áp thổ phỉ ở Phượng Hoàng Cổ Trấn, lập xưởng dệt và trường tiểu học tại đây. Sau khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, một cửa hàng ngũ cốc cũng được mở ở đây. Qua thời gian, kiến trúc trong cung Vạn Thọ hầu như đều đã bị phá hủy, không còn phồn hoa như xưa. Khách Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn ngày nay tới đây sẽ thấy chỉ còn lại tháp cổng cao, chính điện và một số đình đài. Qua sảnh chính, người ta vẫn có thể liên tưởng đến phong cách trước đây của Cung Vạn Thọ.
Sảnh chính của Vạn Thọ Cung là một dãy các tòa nhà có cấu trúc phức tạp. Mặt trước là chính điện, hai bên có đôi sư tử đá chạm trổ tinh xảo, mặt sau treo một tấm biển bài hoành phi, trên cột sắt có khắc bốn chữ quyền uy. Có 22 cây cột trong sảnh chính, được bổ sung bởi các thanh xà và vòm, tạo thành một cấu trúc bằng gỗ nhịp dài. Trong sảnh có tượng Tĩnh Dương công Hứa Chân Quân. Vào mùa hè và mùa thu, nếu thời tiết tốt, mặt trời lặn sẽ chiếu sáng mặt nước sông Đà Giang.
Người dân Phượng Hoàng kể rằng khi mặt trời lặn về phía tây, ánh sáng phản chiếu dần lan tỏa khắp thân tượng Chân Quân. Vì đầu tượng thần đều được trang trí bằng vàng đỏ nên dưới ánh chiều tà phản chiếu, tượng thần tỏa ra ánh sáng vàng óng, khiến tượng dường như chuyển động, sống động như thật. Khi du khách đến đây và chứng kiến cảnh tượng này, đảm bảo đều sẽ thấy cảm giác thần bí.
Kể từ năm 2017, "Triển lãm thường niên nghệ thuật Phượng Hoàng" đã được đặt cố định tại Vạn Thọ Cung Phượng Hoàng, mang đến cho các nghệ sĩ một vùng trời văn hóa để thể hiện bản thân, đồng thời đưa các thương hiệu quốc tế đến với Phượng Hoàng. Chuỗi Triển lãm nghệ thuật Phượng hoàng đã được tổ chức liên tiếp, thổi luồng sinh khí mới vào thị trấn nhỏ, thu hút vô số nghệ sĩ và sinh viên đến đây để cầm cọ viết nên tình cảm về Phố cổ Phượng Hoàng trong lòng họ. Du khách khi đến đây cũng có thêm một địa điểm để hiểu thêm và cảm thụ nhiều hơn về Phượng Hoàng Cổ Trấn.
Vạn Thọ Cung có lịch sử như nào?
Sảnh chính cung Vạn Thọ
Nói về tên gọi Vạn Thọ Cung, Cung điện Trường thọ hay đền Tinh Dương, cái tên này được đặt cho nhiều cung điện, đền đài trải rộng khắp cả nước từ thành thị đến nông thôn. Ngoài Vạn Thọ Cung ở Phượng Hoàng Cổ Trấn, những Cung Vạn Thọ hiện có ở Trung Quốc bao gồm Vạn Thọ Cung Ngọc Long (Tây Sơn), Nam Xương, Phúc Châu, Phong Thành, Bắc Kinh (Địa điểm cũ của Hội quán Giang Tây Bắc Kinh), Nam Kinh, Tô Châu, Hán Khẩu, Trùng Khánh, Vân Nam. Cung Vạn Thọ cũng được xây dựng ở Đài Loan, Singapore, Malaysia và nhiều khu vực, quốc gia khác. Cung điện này là đại diện của văn hóa hội quán cổ xưa của Trung Hoa, vì vậy nó còn được gọi là hội quán Giang Tây, chùa Giang Tây,...
Về nguồn gốc của Vạn Thọ Cung, người ta nói rằng cung được xây dựng để tưởng nhớ Hứa Chân Quân - vị thánh bảo trợ địa phương của Giang Tây. Hứa Chân Quân hay Hứa Tốn, một đạo sĩ thời nhà Tấn, sinh vào năm 239. Ông từ nhỏ đã thông minh, thông hiểu kinh thư sử sách, tinh thông sách thiên văn, địa lý, lịch pháp, ngũ hành và đặc biệt tinh thông Đạo giáo. Năm hai mươi chín tuổi, ông ngao du thiên hạ, tới nhiều ngọn núi để chọn nơi tu hành.
Vào năm 42 tuổi, ông làm huyện quan huyện Tinh Dương. Được 10 năm thì ông lại đi chu du ở phía Nam sông Dương Tử, ngăn chặn lũ lụt cho dân, tiếng tăm lừng lẫy, nhiều người xin làm đệ tử. Theo truyền thuyết, vào năm Ninh Khang thứ hai thời Đông Tấn (374), gia đình ông từ phía Tây núi Dự Chương bay lên thành tiên. Sau khi ông qua đời, để tưởng nhớ ông, người dân trong vùng đã dựng lên "Đền Hứa Tiên" tại nơi ở cũ của ông. Trong thời Nam Bắc triều, nó được đổi tên thành "Du Duy Quan". Trải qua nhiều triều đại, người dân Giang Tây đã xây dựng rất nhiều “Vạn Thọ Cung” ở những nơi khác, không dưới trăm ngôi đền. Vào thời cổ đại, cứ nơi người Giang Tây sinh sống là có Trường Sinh Cung. Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, Giang Tây có nền kinh tế phát triển, các thương nhân Giang Tây đi khắp nơi buôn bán đồ sứ, trà, gạo, gỗ và lụa đã đi khắp cả nước và xây dựng Vạn Thọ Cung trên khắp cả nước.
Phượng Hoàng cổ trấn
Trên đây chỉ là một vài thông tin cơ bản để bạn có thể hiểu một chút về Vạn Thọ Cung trước khi tự mình tới đây chiêm ngưỡng. So với những địa điểm ở trung tâm phố cổ Phượng Hoàng thì nơi này ít được du khách biết đến hơn bởi mọi kiến trúc đều nằm sau một bức tường đỏ hồng cao lớn. Nếu yêu thích tìm hiểu văn hóa, lịch sử, bạn hãy theo chúng mình tới đây trong một Tour du lịch Phượng Hoàng cổ trấn của Kỳ Nghỉ Đông Dương!
Ngọc Thúy