Chuông gió Đông Ba Hòa âm nguyện ước Lệ Giang (2024)
Dạo quanh Lệ Giang cổ trấn, bạn sẽ nghe xa xăm trong gió tiếng leng keng, du dương. Đó chính là bản hòa âm của hàng ngàn chiếc chuông gió Đông Ba. Hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa những chiếc chuông gió này, có dịp đi Tour Lệ Giang trong chùm Tour Trung Quốc thì treo một chiếc lại đây làm kỷ niệm về trấn cổ xinh đẹp này nhé!
Tour Lệ Giang từ Hà Nội Giá Rẻ Du Lịch Shangrila 2024
Tour Lệ Giang Shangri La từ tp.HCM Giá Rẻ Đường Bay 2024
Tour Lệ Giang Đường Bay Giá Rẻ Du Lịch Shangri La 2024
Đâu là nơi ấn tượng nhất ở thành cổ Lệ Giang? Có lẽ bạn sẽ nghĩ ngay đến Mộc Phủ , Vạn Cổ Lâu hay phố Tứ Phương nhưng với nhiều khách du lịch Lệ Giang, nơi đặc biệt nhất trấn cổ này chính là hành lang chuông gió bên Cầu Ngọc Long.
Guồng nước bên cầu Ngọc Long - Lệ Giang cổ trấn
Đi về phía Bắc Lệ Giang cổ trấn, bạn sẽ không khó để bắt gặp chiếc guồng nước lớn bên Cầu Ngọc Long – hình ảnh tiêu biểu mỗi khi nhắc đến Lệ Giang. Bên cạnh guồng nước là quảng trường Ngọc Hà, có một hành lang dài khoảng 20m, dựng khung gỗ, phủ kín bằng ngàn chiếc chuông gió. Chúng được gọi là “chuông gió ước nguyện Đông Ba” hay “chuông gió Đông Ba”.
Hành lang chuông gió Đông Ba ở quảng trường Ngọc Hà - Lệ Giang cổ trấn
Chuông gió Đông Ba thường có phần nón chụp đan bằng mây be bé, giữa nón có sợi dây đỏ treo vào một tấm gỗ nhỏ, một mặt là những hình vẽ, chữ Đông Ba, một mặt để du khách ghi những lời ước, dưới tấm gỗ treo vài chiếc chuông lục lạc nhỏ xinh. Mỗi khi có gió, chuông rung lên mang đến không khí tươi vui cho bầu không khí yên bình nơi trấn cổ.
Chuông gió Đông Ba
Văn hóa Đông Ba là văn hóa truyền thống của người Nạp Tây. Tín ngưỡng Đông Ba là tín ngưỡng đa thần, tin vào vạn vật, bởi vậy họ tin tiếng chuông ước nguyện có thể đem lại may mắn, biến điều ước thành hiện thực. Chỉ cần họ có niềm tin, bình an sẽ đến.
Chuông gió ước nguyện Đông Ba
Trong tour Lệ Giang, bạn sẽ được nghe kể về văn hóa treo chuông gió Đông Ba bắt nguồn từ khoảng 600 năm trước. Xưa kia Vân Nam được xem như cái nôi trà thế giới, trà Vân Nam được vận chuyển sang Tây Tạng rất nhiều. Người Tây Tạng, những tu sĩ ở Tây Tạng có nhu cầu về trà rất nhiều, triều đình phong kiến Trung Quốc bắt đầu trao đổi trà ở Vân Nam đổi lấy ngựa ở Tây Tạng để phục vụ nhu cầu quân sự. Con đường Trà – Mã (Trà – Mã cổ đạo) dài đến 4000km ra đời. Con đường này dài đằng đẵng, ngoằn ngoèo, mưa tuyết gió bão có thể ập đến bất cứ lúc nào, sẵn sàng cướp đi tính mạng con người. Thành cổ Lệ Giang thuộc vùng Vân Nam, cũng là một điểm đến quan trọng trên con đường Trà – Mã này. Bởi vậy người Nạp Tây treo những chiếc chuông gió Đông Ba để cầu bình an, may mắn cho những đoàn mã phu. Khi đoàn người – ngựa trở về bình an đồng nghĩa với cuộc sống sẽ ấm no thịnh vượng. Đi tour Lệ Giang từ Hà Nội, nếu ghé đến Thúc Hà cổ trấn, hãy đến thăm Bảo tàng Trà – Mã cổ đạo để hiểu thêm về văn hóa trà Phổ Nhĩ cũng như lịch sử về con đường mòn đã đi vào dĩ vãng này nhé.
Bảo tàng Trà - Mã cổ đạo - Thúc Hà cổ trấn
Đi tour Lệ Giang, dù là cầu may mắn, cầu bình an hay tình duyên, người ta sẽ tìm đến hành lang ở đây, viết điều ước của mình, treo lên giàn gỗ để lời cầu nguyện vang trong gió, mang theo niềm tin của du khách… Nơi treo chuông gió Đông Ba ở đây có viết: “Đây là nơi diệu kỳ. Bạn gọi trời, trời đáp. Bạn gọi đất, đất trả lời. Chỉ cần bạn thành tâm cầu nguyện”.
Hành lang chuông gió Đông Ba ở Thúc Hà cổ trấn
Hành lang chuông gió Đông Ba ở Vân Tam Bình - Núi tuyết Ngọc Long
Không chỉ ở hành lang ở quảng trường Ngọc Hà bên cầu Ngọc Long ở Đại Nghiên cổ trấn mới có hành lang chuông gió mà ở Thúc Hà cổ trấn và Vân Tam Bình ở Núi tuyết Ngọc Long cũng có nữa. Nếu đi đến những cảnh điểm này trong tour Lệ Giang giá rẻ thì bạn nhớ ghé vào hàng lưu niệm, mua một chiếc chuông gió, viết lời nguyện ước và treo lên, nhớ là phải treo ngay ở Lệ Giang chứ đừng đem về nhé! Chúc bạn một chuyến đi Lệ Giang hạnh phúc, cùng điều ước viết trên chuông gió thành hiện thực.
Ngọc Thúy