Cao Bằng đón nhận thêm 2 danh hiệu di sản văn hóa quốc gia
Trên hành trình Du lịch Thác Bản Giốc Cao Bằng, du khách không chỉ muốn ngắm phong cảnh thiên nhiên non nước mà còn vì những nét văn hóa riêng biệt của mỗi dân tộc thiểu số ở đây. Nhân dịp Cao Bằng được công nhận thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, hãy cùng Kỳ Nghỉ Đông Dương tìm hiểu xem đó là di sản gì rồi trải nghiệm trong một Tour Thác Bản Giốc Cao Bằng bạn nhé!
Tour Thác Bản Giốc - Trà Lĩnh - Tịnh Tây - Trung Quốc 2024
Tour Thác Bản Giốc - Hồ Ba Bể 3N2Đ Giá Rẻ Dv Tốt 2024
Hồ Ba Bể - Thác Bản Giốc - Thái Nguyên 2 Ngày 2 Đêm
Tour Hồ Ba Bể Tour Thác Bản Giốc Du lịch Giá Rẻ 2024 Mới Lạ
Tour Đông Bắc 5N4Đ - Hà Giang - Thác Bản Giốc - Hồ Ba Bể
Tour Hồ Ba Bể - Thác Bản Giốc 3 ngày 2 đêm
Hai danh hiệu di sản văn hóa mới của Cao Bằng
Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho 2 di sản của Cao Bằng, bao gồm: Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao Đỏ thuộc xã Vũ Minh (huyện Nguyên Bình) và Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Lượn Cọi của người Tày tại các xã: Yên Thổ, Nam Quang, Quảng Lâm (huyện Bảo Lâm).
Trang phục người Dao đỏ
Người Dao chiếm tầm 10% dân số ở Cao Bằng, gồm 2 nhóm Dao tiền và Dao đỏ. Người Dao tiền thường dùng những đồng bạc để trang trí lên trang phục của họ. Người Dao đỏ thì thường đeo một dải bông đỏ trên cổ, trang phục dùng 2 màu chủ đạo là đen và đỏ, thêu trên vải nhiều hoa văn trang trí thể hiện sự khéo léo trong thêu thùa.
Người Dao đỏ ở Cao Bằng sinh sống chủ yếu ở vùng đồi núi thấp, tại các huyện như Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình, Thạch An… và tập trung nhiều nhất tại huyện Nguyên Bình. Trang phục của người Dao đỏ gồm 2 loại: thường phục và lễ phục. Trang phục thường ngày của nam giới chỉ là áo chàm đen đơn giản; lễ phục thì cầu kỳ hơn, gồm có áo dài đỏ cùng họa tiết hoa lá đầy màu sắc. Phụ nữ Dao đỏ lại cực kỳ coi trọng chuyện ăn mặc.
Bộ trang phục của người phụ nữ không chỉ là tấm áo che thân mà còn là sản phẩm nghệ thuật, thể hiện kỹ thuật thêu thùa. Hoa văn trên áo chủ yếu được thêu tay, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo nên thường do nữ giới đảm nhận. Sau giờ làm việc trên nương rẫy, các bà, các mẹ hay các chị lại truyền kinh nghiệm, hướng dẫn con em chọn vải, cắt vải, thêu thùa các hoa văn trên trang phục, cứ thế truyền qua nhiều thế hệ. Trang phục cưới của người phụ nữ Dao đỏ còn phải được họ tự làm trước khi cưới.
Sự cầu kỳ của trang phục phụ nữ Dao đỏ thể hiện ở áo, quần, khăn vấn đầu, thắt lưng và các loại đồ trang sức khác đi kèm. Trang phục phải có màu gì, trang trí ra sao để thể hiện mong ước hạnh phúc, may mắn, bảo vệ sức khỏe và thể hiện sự sung túc của gia đình… Các họa tiết bằng bạc phải được đính ở những phần nào, áo phải có bao nhiêu cúc, trên cúc còn phải được chạm khắc hoa văn mặt trăng và mặt trời. Tất cả tạo nên một phần văn hóa không thể thiếu của người Dao đỏ, cần được gìn giữ, bảo tồn và được biết đến nhiều hơn.
Hát Lượn Cọi của người Tày
Khi nhắc đến hát Then, hát Lượn, nhiều người đã biết về văn hóa này có thể sẽ nghĩ ngay đến Bắc Kạn. Thế nhưng ở Cao Bằng, người Tày cũng sinh sống nhiều, đem theo văn hóa hátLượn, trong đó có tiểu loại Lượn Cọi. Nội dung của các bài hát Lượn Cọi thường về chủ đề ca ngợi về quê hương, đất nước; hát về bản làng, mùa màng tốt tươi, hát về tình cảm con người, tình yêu lứa đôi… Lượn Cọi có những câu hát mang tính mở đầu, chào hỏi, ca ngợi thiên nhiên, bản làng thanh bình, đổi mới.
Một buổi hát Lượn Cọi của người Tày Cao Bằng
Lượn Cọi là một thành tố quan trọng trong âm nhạc dân gian của người Tày Cao Bằng. Ngôn ngữ của hát Lượn Cọi mang tính biểu cảm, giữ vị trí quan trọng và phổ biến trong đời sống tinh thần cũng như trong sinh hoạt hằng ngày, lao động của đồng bào dân tộc Tày. Nam nữ thanh niên lấy Lượn Cọi giãi bày tâm sự, thể hiện tình cảm yêu đương. Trong quan hệ gia đình, người Tày hát Lượn Cọi để trao nhau tình yêu mến, dạy bảo để con cái lớn lên thành người. Tại các đám cưới, Lượn Cọi còn là điệu hát chúc mừng hạnh phúc lứa đôi, chúc mừng gia chủ... Tuy nhiên hiện nay, do công nghệ thông tin, thanh niên được tiếp cận nhiều thể loại tân nhạc, không còn mấy để tâm đến âm nhạc dân tộc mình nên những làn điệu dân ca đã ít nhiều mai một. Lượn Cọi được đưa vào danh mục di sản như một tín hiệu vui, giúp người Tày gìn giữ được bản sắc dân tộc, qua đó cũng có cơ hội quảng bá văn hóa địa phương tới khách Du lịch Thác Bản Giốc Cao Bằng nhiều hơn.
Non nước Cao Bằng
Trước đó, Cao Bằng cũng đã có 4 di sản phi vật thể nằm trong danh sách bảo tồn của quốc gia, gồm có: Nghi lễ Then Tày, Lễ hội Tranh đầu pháo, Lễ hội Nàng Hai và nghề rèn truyền thống xã Phúc Sen của người Nùng An ở huyện Quảng Hòa. Trong đó, khách du lịch đến Cao Bằng có thể dễ tiếp cận nhất là nghề rèn ở Làng rèn Phúc Sen.
Làng rèn Phúc Sen
Nghề rèn ở làng Phúc Sen (xã Phúc Sen), huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng đã có lịch sử từ ngàn năm trước, cứ cha truyền con nối cho tới ngày nay. Trên địa bàn xã hiện nay có tầm 150 lò rèn của gia đình vẫn còn hoạt động, giải quyết vấn đề việc làm cho nhiều nhân khẩu trong xã. Những sản phẩm được rèn ở đây không bóng bẩy, đẹp mã nhưng chất lượng lại rất tốt nên dù giá đắt hơn sản phẩm Trung Quốc cùng loại 2 đến 3 lần nhưng sản xuất đến đâu vẫn tiêu thụ hết đến đó. Dao Phúc Sen đã được xuất đi khắp mọi miền Tổ Quốc.
Đến đây, du khách sẽ được tận mắt tìm hiểu quá trình để rèn ra những con dao sắc nhọn, dùng bền lâu. Tuy một số khâu sản xuất đã được áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để giảm bớt sức lao động nhưng những công đoạn chính, quan trọng nhất thì vẫn phải làm thủ công.
Thác Bản Giốc gần như là địa danh nổi tiếng nhất Cao Bằng, bên cạnh khu di tích Pác Bó. Thế nhưng khách đi Tour du lịch thác Bản Giốc đến vùng đất này không chỉ được ngắm cảnh đẹp thiên nhiên mà còn được tìm hiểu thêm rất nhiều điều về bản sắc văn hóa địa phương. Với những thông tin trên đây của Kỳ Nghỉ Đông Dương, nếu bạn là người yêu thích văn hóa, mời bạn ghé lại Cao Bằng nghe những làn điệu dân ca và trải nghiệm những nghề truyền thống kể trên nhé!
Ngọc Thúy
(Nguồn ảnh: Kỳ Nghỉ Đông Dương và các nguồn sưu tầm khác. Nếu bạn là tác giả ảnh, vui lòng liên hệ với website chúng tôi. Xin cảm ơn!)