3 món đặc sản Cao Bằng nào được du khách ưa thích nhất?
Tour Thác Bản Giốc - Hồ Ba Bể 3N2Đ Giá Rẻ Dv Tốt 2024
Tour Hồ Ba Bể - Thác Bản Giốc 3 ngày 2 đêm
Tour Hồ Ba Bể 2 Ngày 1 Đêm Du lịch Bắc Kạn
Hồ Ba Bể - Thác Bản Giốc - Thái Nguyên 2 Ngày 2 Đêm
Tour Đông Bắc 5N4Đ - Hà Giang - Thác Bản Giốc - Hồ Ba Bể
Cao Bằng từ lâu đã trở thành điểm đến hàng đầu trong trong những ngày thảnh thơi của những tín đồ yêu thích vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên. Từ những đoạn đèo hiểm trở, những phiên chợ nhộn nhịp, thác Bản Giốc, Động Ngườm Ngao,... đâu đâu trên mảnh đất xinh đẹp này cũng đều có những khung cảnh đẹp đến nao lòng. Chưa hết, ở Cao Bằng còn có vô số những món ăn đặc sản hấp dẫn như thịt trâu gác bếp, vịt quay 7 vị, lạp xưởng,... và các món bánh truyền thống, đặc biệt trong số đó là bánh toong sọng, bánh cuốn Cao Bằng và bánh áp chao.
Bánh cuốn chan Cao Bằng
Bánh cuốn canh Cao Bằng khác dưới xuôi thế nào?
Nhắc đến đặc sản bánh cuốn, nhiều người sẽ nghĩ tới ngay thương hiệu bánh cuốn Thanh Trì. Tuy nhiên, nếu có cơ hội được thưởng thức bánh cuốn Cao Bằng, có lẽ khách du lịch Thác Bản Giốc sẽ phải “nghiện” ngay từ miếng bánh đầu tiên. Gọi là bánh cuốn canh là để phân biệt với những loại bánh cuốn ở nơi khác.
Người Cao Bằng làm bánh lâu năm ở đây chia sẻ, để có được mẻ bánh cuốn ngon thì ngay từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đã phải kỹ càng rồi. Gạo làm bánh cuốn canh phải là gạo tẻ Cao Bằng - một loại gạo trắng, hạt mẩy và dẻo thơm. Nếu chọn gạo không kỹ, món bánh sẽ không được trắng mịn và không có hương vị thơm ngọt đặc trưng. Gạo sau đó được đãi cho sạch rồi nghiền thành một thứ bột loãng, sánh dẻo trước khi tráng bánh. Bánh cuốn khi nào ăn thì mới tráng. Người làm bánh phải cực kỳ khéo léo và nhanh tay để vừa tráng bánh, lại vừa cuốn nhân vào bên trong. Nhân bánh cuốn là hỗn hợp thịt và trứng được xào sẵn, tương tự như nhân bánh cuốn dưới xuôi.
Tuy nhiên, điểm khác biệt của món đặc sản Cao Bằng lại nằm ở nước dùng thơm ngon, không hề giống với bất cứ nơi đâu. Nước dùng được chế biến từ nước canh xương ninh nhừ trong nhiều giờ đồng hồ, hớt sạch váng mỡ chỉ để lại thứ nước trong, sánh và ngọt vị xương. Lúc gần ăn, người ta sẽ cho thêm một chút nấm hương, mộc nhĩ, rau mùi, hành hoa và một thìa thịt băm nhuyễn là tạo thành một bát nước chấm thơm ngon ngất ngây rồi. Tùy theo khẩu vị của từng người có thể thêm giò hoặc trứng vào trong bát nước chấm. Khách tour Cao Bằng cũng có thể yêu cầu chủ quán đập luôn trứng vào tráng cùng với bánh để món bánh cuốn trứng có màu sắc và hương vị hấp dẫn hơn.
Người Cao Bằng thường thích ăn bánh cuốn với móc mật kèm măng muối chua. Măng tươi được lựa đem về ngâm cùng muối, ớt cay còn móc mật thì phải lựa những quả thật chín mới đảm bảo được vị chua thanh, thơm ngọt.
Bánh cuốn chan Cao Bằng ăn cùng măng ngâm chua cay và quả móc mật
Bánh toong sọng Cao Bằng là bánh gì?
Đảm bảo đây là món ăn mà 10 người đi Tour du lịch thác Bản Giốc thì đến 7, 8 người không biết. Bánh toong sọng là thức bánh được làm lá toong sọng ở rừng núi Cao Bằng. Đây là món đặc sản truyền thống của người dân tộc Tày. Để làm ra những chiếc bánh toong sọng thơm ngon, người dân Cao Bằng đã phải cực kỳ kỹ lượng ngay cả trong khâu chọn gạo, lá ngải, lá toong sọng và đường. Gạo phải là loại gạo nương, không được lẫn gạo tẻ vào. Sau khi đãi sạch và ngâm trong nước, người ta đem gạo đi xay nhuyễn thành bột. Tiếp đến, cho hỗn hợp vừa xay vào 1 túi vải rồi treo bột lên cho ráo nước.
Khâu chọn lá ngải để làm ra bánh toong song cũng cần sự chỉn chu nhất định. Lá ngải được chọn phải còn tươi non, mặt dưới còn màu trắng rồi được luộc qua nước vôi hoặc nước tro bếp để giữ màu xanh cho lá. Lá ngải sau khi luộc có vẫn giữ được màu xanh và vị đăng đắng đặc trưng của nó. Tiếp theo, người Tày sẽ đem rửa sạch lá ngải thêm một lần nữa rồi cắt nhỏ, cho vào chảo xao khô lên. Sau đó, cho lá ngải đã xao vào cối giã thành bột mịn, rồi trộn chung với hỗn hợp gạo. Công đoạn cuối cùng là gói bột vào trong lớp lá toong sọng rồi hấp chín trong khoảng 90 phút.
Người Tày thường treo bánh lên sào, bánh sẽ khô ráo và tránh bị thiu môc, để được trong nhiều ngày. Thứ đặc sản Cao Bằng này ăn rất mát mà chẳng hề ngấy, ăn một lần mà nhớ mãi. Thứ bánh dân dã mang hương vị kết hợp của vị hăng mát của lá ngải, độ thơm của gạo nếp nương cùng vị ngọt của đường. Đặc biệt, khách du lịch Cao Bằng thậm chí còn cảm nhận được hương vị đặc trưng của lá toong sọng ngấm vào vỏ bánh, để lại dư vị khó quên.
Bánh áp chao Cao Bằng là bánh rán chăng?
Vào mùa đông, khách tour thác Bản Giốc từ Hà Nội sẽ được thưởng thức một món đặc sản rất đặc biệt, được nhiều tín đồ du lịch rỉ tai nhau là bánh áp chao. Bánh áp chao thường được bày bán ở dọc ven đường. Về hình dáng bên ngoài, bánh áp chao có vẻ rất giống bánh rán, nhưng phần nhân thì lại là sự khác lạ đến từ thịt vịt, không phải thịt lợn mà chúng ta thường hay ăn. Người ta còn gọi nó với cái tên là bánh vịt chao (để nhấn mạnh thành phần bên trong phải là thịt vịt).
Với bánh áp chao, nguyên liệu cũng không quá khó kiếm, bao gồm bột gạo nếp, gạo tẻ, thịt vịt, đỗ tương, và một số loại gia vị. Gạo được ngâm trong nửa ngày để nở bung ra rồi đem xay thành bột. Thêm đỗ tương vào xay cùng để tạo hương thơm ngọt và độ mềm dẻo của món bánh. Sau đó, người ta sẽ nặn bánh với khối lượng bột vừa đủ, kèm nhân thịt vịt rồi nặn ép xuống, thả từ từ vào chảo dầu đang sôi. Chao đi chao lại đến lúc bánh chín vàng đều cả hai mặt là có thể vớt ra ăn ngay cho nóng hổi.
Bên cạnh những món ăn mặn đặc sản Cao Bằng như thịt treo gác bếp, vịt quay 7 vị, lạp xưởng,... thì những món bánh dân dã, thanh đạm sẽ giúp du khách tour du lịch thác Bản Giốc cảm nhận được hết nét đẹp tinh túy của ẩm thực miền cao.