10 sự thật thú vị về Tử Cấm Thành (Bắc Kinh)
Đi du lịch Bắc Kinh đến Tử Cấm Thành, chắc chắn bạn sẽ tò mò về những chuyện ‘drama’ hậu cung xưa kia, hay cảnh thật sự trong cung cấm có như trên phim không. Vậy trước khi làm Visa Trung Quốc rồi vi vu theo tour Bắc Kinh, hãy cùng chúng tôi khám phá 10 sự thật ở Cố Cung hơn 500 năm tuổi này nhé!
Tour Bắc Kinh Thượng Hải từ Hà Nội Giá Rẻ Du lịch 2024
Tour Bắc Kinh Thượng Hải từ Hà Nội Du Lịch 2024
1. Lãnh cung nằm ở đâu?
Chắc hẳn một trong những lý do khách du lịch Bắc Kinh đến Tử Cấm Thành chính là vì muốn tận mắt nhìn thấy ‘Lãnh Cung’ xuất hiện trong nhiều phim Cung đấu Trung Hoa. Vậy chính xác thì lãnh cung nằm ở đâu? Câu trả lời là … không rõ ở đâu cả.
Một góc Tử Cấm Thành gợi cảm giác về chốn Lãnh cung
Lãnh cung xưa kia là nơi những người phụ nữ của vua bị đày vào khi ông không còn thích nữa hoặc người đó phạm tội. Có thể bạn sẽ thất vọng đôi chút khi không tìm thấy chỗ nào có chữ ‘Lãnh Cung’ trên bản đồ tham quan Tử Cấm Thành. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là nó không tồn tại trong các triều đại Trung Hoa bởi những cung điện ở xa điện chính, hoặc không còn ai dùng đến, hoặc hoang tàn không còn giống như một cung điện đúng nghĩa đều có thể trở thành Lãnh Cung.
2. Lục Đầu Bài (hay thẻ bài Xanh) là gì?
Khách đi tour du lịch Bắc Kinh thấy xa lạ với Lục Đầu Bài nhưng từ ‘thẻ Hồng’, ‘thẻ Xanh’ thì có thể đã nghe qua. Vậy những tấm thẻ này trông như nào? Có tác dụng gì?
Có 4 loại thẻ Xanh được dùng trong Hoàng Cung:
1, Những người muốn diện kiến vua đều phải có một tấm thẻ viết tên, họ, lí lịch vắn tắt giống như một tấm chứng minh thư bây giờ. Những thẻ bài này đều có mảnh sơn xanh lá cây ở đầu thẻ nên gọi là ‘thẻ Xanh’.
Thẻ xanh, thẻ hồng
2, Nhà Thanh kế thừa nhiều quy chế từ nhà Minh, trong đó có quy định: các quan chức có trường hợp khẩn cấp hoặc việc cần báo cáo chi tiết thì họ sẽ viết tóm tắt lên các cuộn gỗ màu xanh lá cây. Sau đó những cuộn báo cáo này sẽ được chuyển qua sáu bộ (Lục Tào) của triều đình để trình lên cho Hoàng đế. Cuộn hay mảnh gỗ xanh này cũng được gọi là Lục Đầu Bài.
3, Nếu hay xem phim cổ trang Trung Quốc, khách tour du lịch Bắc Kinh có lẽ đã từng thấy cảnh Vua hay các vị quan có quyền ném một thẻ gỗ ra lệnh xử tội ai đó. Đây là loại thẻ cũng được sơn xanh lá cây ở đầu thẻ, dùng để bắt giữ hoặc ân xá cho tội phạm trong triều Thanh. Loại thẻ xanh này được gọi là Lục Đầu Thiêm.
Cảnh 'lật thẻ thị tẩm' kinh điển trong phim cung đấu
4, Loại thẻ thứ tư này đảm bảo sẽ cực kỳ quen thuộc với những ai thích phim Cung đấu. Đó chính là tấm thẻ ghi tên một phi tần hay cung nữ nào đó mà vua muốn triệu tập đến, hoặc gọi vào thị tẩm.
3. Bí mật về những cuộc hôn nhân trong triều Thanh
Tử Cấm Thành và lịch sử Trung Hoa đã chứng kiến không ít cuộc hôn nhân loạn luân, cận huyết, gây tranh cãi vì những mối quan hệ chính trị hoặc ham muốn riêng tư. Chỉ kể riêng trong triều Thanh thì trong số các phi tần của Hoàng đế Hoàng Thái Cực có 3 người nếu xét về vai vế thì 1 người là cô, và 2 người là cháu gái ông. Hoàng đế Thuận Trị thì lại có đến 4 người phụ nữ là cháu gái và dì. Còn Hoàng đế Khang Hi lại có đến 4 nữ tử xuất thân từ cùng một gia đình.
Minh họa hậu cung vua Khang Hy
4. Hậu cung nhà Thanh được chia như thế nào?
Cơ bản, vào thời nhà Thanh, Hậu cung được chia làm 8 cấp, cao nhất là hoàng hậu, kế đến là Hoàng Quý Phi và Quý Phi, dưới đó là các phi tần cấp thấp hơn. Họ ở trong 13 cung điện ở Tử Cấm Thành, với điện của Hoàng Hậu ở chính giữa. Mỗi hoàng đế có số lượng phi tần khác nhau.
Minh họa hậu cung nhà Thanh (phim Diên Hi Công Lược)
5. Cách Cách là tước hiệu cho con gái Hoàng đế?
Chắc hẳn du khách đi tour Bắc Kinh từ Hà Nội sẽ muốn 1 lần được đến ngắm cung điện của vị Cách Cách nổi tiếng Tiểu Yến Tử và nghe những câu chuyện về cô. Tuy nhiên có 1 điều bạn nên biết, vào thời vua Càn Long, tước hiệu con gái vua đã được đổi thành ‘công chúa’ chứ không còn là ‘cách cách’ nữa. Đây cũng là lỗi lớn trong tác phẩm của nhà văn Quỳnh Dao nhưng vì phim quá nổi tiếng nên lỗi này đã được…lờ đi.
Nhắc đến cách cách, có phải bạn sẽ nghĩ ngay đến bộ phim này?
Thực tế dưới thời Hậu Kim, cách cách là tên gọi của con gái các vị Quốc Thân, Thân Vương, Quận Vương, Bối lặc. Trong suy nghĩ đại chúng, nhiều người có thể hiểu đây là cách gọi nữ quyến nhà hoàng tộc, nhưng thực chất đây chỉ là xưng hô bình thường ở nữ giới, đặc biệt là con nhà gia thế người Mãn Châu. Hoặc còn có ý nghĩa nữa là chỉ những cô nương đến tuổi cưới gả. Ngoài ra, cách cách còn từng là danh xưng thê thiếp cấp thấp trong hậu cung nhà Thanh.
6. Hoàng đế lúc nào cũng có phi tần bên cạnh?
Hoàng đế thực ra không phải lúc nào cũng được phi tần túc trực bên cạnh. Thực tế, Hoàng đế triều Thanh thường ăn một mình, ngoài 2 bữa chính thì có 2 bữa phụ. Nếu không có lệnh của Hoàng đế thì không ai được phép ăn cùng. Ngoài ra, các phi tần không được phép ngủ lại cả đêm cùng Hoàng đế. Và… vậy đấy! Hoàng đế thì cũng cô đơn nhỉ!
Không phải lúc nào Hoàng đế cũng được 'ân ân ái ái' như trên phim thế này đâu nhé!
7. Những tín ngưỡng nào được Hoàng đế Thanh triều thờ phụng?
Nếu đã từng đến Ung Hòa Cung theo tour Bắc Kinh giá rẻ, bạn sẽ hiểu tín ngưỡng ở triều Thanh phát triển như nào. Có đến hơn 40 địa điểm thờ các vị thần dưới triều đại nhà Thanh. Kể cả ngay trong Hoàng cung, mỗi ngày Hoàng đế đều sẽ phải dậy từ 5h sáng để bái Phật, tiếp thu giáo huấn tổ tiên. Buổi tối cũng như vậy. Thần Phật được Hoàng đế thờ phụng là Đức Phật, Quan Vũ, các vị thần Mông Cổ cổ đại và các nữ thần Mãn Châu. Ngoài ra còn có Thiên Đàn và Địa Đàn để Hoàng đế làm những lễ tế cầu mưa thuận gió hòa cho nhân dân.
\
Chùa Lama (Ung Hòa Cung)
8. Hành quyết lúc nào cũng diễn ra ở Ngọ Môn?
Trong phim cổ trang Trung Hoa, khách du lịch Trung Quốc có thể đã từng nghe thấy Hoàng đế ra lệnh: ‘Chém hắn ở Ngọ Môn!’. Tuy nhiên thực tế không phải vậy. Không vị vua nào chém đầu người có tội ở đây hết. Chả ai lại muốn chặt một cái đầu lăn lông lốc ngay trước cửa nhà mình cả. Những người đó chỉ bị phạt đánh bằng roi thôi!
Cổng Ngọ Môn - Tử Cấm Thành
9. Hoàng đế thường bàn luận chính sự với quan viên ở đâu?
Ngày nay, nhiều người nghĩ Hoàng đế mỗi ngày đều phải thiết triều ở điện Thái Hòa. Tuy nhiên thực tế thì không phải vậy. Việc này được diễn ra ở Cổng Thiên Đàn, rồi chuyển đến Cổng Thái Hòa. Đến thời Hoàng đế Hàm Phong thì việc này đã không còn được thực hiện nữa.
Điện Thái Hòa
10. Mái hiên những tòa nhà trong Tử Cấm Thành có gì đặc biệt?
Nhiều du khách đi tour du lịch Bắc Kinh đã phải trầm trồ thán phục vì sao mái ngói những công trình kiến trúc trong Tử Cấm Thành này lại không bám rêu, mốc bẩn mà vẫn giữ được vẻ sáng bóng suốt bao nhiêu năm như vậy. Nhất là những tòa nhà bình thường thôi, không nói đến Cố Cung này, thì đâu đâu cũng bám đầy….phân chim rồi. Lý do chỉ đơn giản thôi nhưng cũng đủ khiến người đời sau ngưỡng mộ sự tính toán kỹ lưỡng của tiền nhân.
Mái ngói lưu ly ở Tử Cấm Thành
Thứ nhất, mái ngói ở Tử Cấm Thành được sơn vàng. Theo khoa học lý giải thì màu vàng với diện tích lớn như vậy sẽ tương phản với bầu trời xanh. Đặc biệt trong những ngày nắng chói sẽ khiến bất cứ đàn chim nào bay qua đều chói mắt, bị hạn chế tầm nhìn và mất phương hướng. Bởi vậy đây trở thành khu vực có cực ít đàn chim bay qua, giảm thiểu việc ‘của ấy’ rơi xuống làm mất đi vẻ tôn nghiêm của hoàng cung.
Lý do thứ hai là loại ngói lát trên mái nhà Cố Cung không phải ‘dạng vừa đâu’ nhé! Tất cả đều được lựa chọn kỹ lưỡng và được tráng lớp ‘men lưu ly’. Cộng thêm độ dốc của mái mà phân chim hay phân côn trùng rơi lên đây cũng sẽ nhanh chóng bị những cơn mưa rửa trôi đi hết. Quả là những tính toán đáng để nể phục phải không?
Tử Cấm Thành - Bắc Kinh
Trên đây chỉ là một số sự thật về Cố Cung Tử Cấm Thành trong vô vàn sự thật thú vị khác mà thôi. Nếu bạn trót mê mẩn những bộ phim cung đấu Trung Hoa, hay yêu thích văn hóa lịch sử thì hãy dành cho mình một chuyến du lịch Tour Trung Quốc đến đây để khám phá nhiều bí mật và sự thật hơn nữa nhé! Chúc các bạn có một hành trình đến Bắc Kinh vui vẻ!